Câu 1. Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kìA. 2007-2008.
B. 2008-2009.
C. 2010 -2011.
D. 2011-2012.
Câu 2. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian.1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo ;
2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử;
3. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới;
4. Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 3, 2, 4.
C. 2, 3, 1, 4.
D. 2, 1, 4, 3.
Câu 3. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã trở thànhA. nước đầu tiên trên thế giới đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng.
B. cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ),
C. nước xuất khẩu vũ khí và lương thực số một thế giới.
D. nước đi đầu trên thế giới trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.
Câu 4. Sai lầm lớn nhất của Liên Xô và các nước Đông Âu khi tiến hành cải tổ, điều chỉnh sự phát triển kinh tế và trở thành bài học đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay làA. chỉ lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, không coi trọng cải tổ bộ máy nhà nước.
B. thực hiện đa nguyên đa đảng (cho phép nhiều đảng phái cùng tham gia hoạt động),
C. thiếu dân chủ, công khai và đàn áp nhân dân biểu tình.
D. thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá, gần gũi với phương Tây
Câu 5. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946 - 1949) ?A. Chấm dứt hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến.
B. Ảnh hưởng sâu sác tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới,
C. Đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH.
D. Lật đổ triều đình Mãn Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc.
Câu 6. Ý nào không giải thích đúng về lí do tổ chức ASEAN ra đời từ năm 1967 nhưng việc mở rộng thành viên lại diễn ra lâu dài và đầy trở ngại ?A. Do chính sách chia để trị của các nước thực dân đối với khu vực.
B. Phụ thuộc vào kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước trong khu vực
C. Do trình độ phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực quá chênh lệch.
D. Do tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia.
Câu 7. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai làA. Đảng Cộng sản do M.Ganđi đứng đầu.
B. Đảng Quốc đại do M.Ganđi, sau đó là G.Nêru đứng đầu.
C. Liên minh Đảng Cộng sản và Đảng Quốc đại.
D. Đảng Quốc đại do G.Nêru đứng đầu.
Câu 8. Từ năm 1945 đến đầu những năm 70, chính sách đối nội nhất quán của chính quyền Mĩ làA. ngăn chặn các tổ chức độc quyền lũng đoạn kinh tế Mĩ.
B. phân biệt đối xử với người nước ngoài đến Mĩ nhập cư.
C. ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.
D. cấm nhân dân biểu tình chống chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu 9. Ý nào không phải là kinh nghiệm được rút ra từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Việt Nam hiện nay ?A. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
B. ứng dụng các thành tựu khoa học — kĩ thuật.
C. Tăng cưởng xuất khẩu công nghệ phần mềm.
D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
Câu 10. Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu những năm 1950 - 1973 so với những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai làA. chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ.
B. tất cả các nước đã chuyển sang thực hiện đa phương hoá quan hệ với bên ngoài,
C. một số nước vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhiều nước cố gắng đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ với bên ngoài.
D. ủng hộ Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và xâm lược trở lại các thuộc địa của minh
Câu 11. Sự kiện nào được coi là khởi đầu của Chiến tranh lạnh ?A. Sự ra đời "Kế hoạch Mácsan".
B. Sự ra đời "học thuyết Truman".
C. Sự ra đời hai khối quân sự: NATO và Vácsava.
D. Sự xuất hiện hai nhà nước: Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Dân chủ Đức.
Câu 12. Hệ quả quan trọng và lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại làA. xuất hiệncác loại dịch bệnh mới.
B. xuất hiện xu thế toàn cầu hoá.
C. dẫn tới nhu cầu, đòi hỏi của con người ngày càng cao.
D. làm xuất hiện nhiều loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
Câu 13. Sự kiện lịch sử nào xảy ra vào năm 1924 được coi "như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân" ?A. Thành lập tổ chức Tâm tâm xã.
B. Phan Châu Trinh viết "Thất điều thư".
C. Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh.
D. Việt kiều tại Pháp thành lập "Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương".
Câu 14. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925) nhằm mục đích gì ?A. Tổ chức quần chúng đoàn kết, đấu tranh chổng đế quốc và tay sai.
B. Liên lạc với các dân tộc bị áp bức cùng làm cách mạng đánh đổ đế quốc.
C. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
D. Tập hợp,thanh niên yêu nước Việt Nam ở Trung Quốc.
Câu 15. Tác phẩm lí luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam làA. Bản án chế độ thực dân Pháp.
B. Đường Kách mệnh.
C. Chính cương vắt tắt, Sách lược vắn tắt.
D. Luận cương chính trị.
Câu 16. Vì sao ý kiến của đoàn đại biểu Bắc Kì về việc thành lập ngay Đảng Cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1929) không được chấp nhận ?A. Nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có sự phân hoá.
B. Những điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam chưa chín muồi,
C. Nguyền Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm (Thái Lan) không dự Đại hội.
D. Ý kiến đó không phù hợp với tình hình thực tiễn
Câu 17. Nhiệm vụ cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng làA. đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do.
B. đánh đổ đế quốc, phong kiến, làm cho Việt Nam được độc lập, tự do.
C. đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến.
D. đánh đồ đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai.
Câu 18. Cách xác định lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng có ý nghĩa ra sao ?A. Phát huy cao độ khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam, tập hợp được lực lượng, cô lập cao độ kẻ thù.
B. Phân hoá được nội bộ kẻ thù của dân tộc.
C. Lôi kéo được đông đảo lực lượng tham gia cách mạng.
D. Tập hợp được đại bộ phận giai cấp công nhân đoàn kết với nông dân, trở thành động lực chính của cách mạng.
Câu 19. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các nhân tố nào ?A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
B. Phong trào cồng nhân và phong trào yêu nước.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
D. Phong trào công nhân, phong trào tư sản và phong trào nông dân.
Câu 20. Ý nào đúng về việc xác định lực lượng cách mạng của phong trào 1936 - 1939 ?A. Chủ yếu là công nhân vả nồng dân.
B. Công nhân và nông dân.
C. Đông đảo các giai cấp, tầng lớp và cả những người Pháp tiến bộ ở Đông Dương.
D. Mọi người Việt Nam có lòng yêu nước.
Câu 21. Ý nào không phản ánh đúng nội dung Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đồng Dương tháng 11-1939 ?A. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
C. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
D. Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 22. Sự kiện lịch sử đánh đấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời làA. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (28-8-1945).
B. Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, chuẩn bị để Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (2-9—1945).
D. thành lập Khu giải phóng Việt Bắc (6-1945), hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
Câu 23. Ý nào không phải là nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?A. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất.
B. Có Đảng lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo, do Hồ Chí Minh đứng đầu.
C. Có quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm, đúc rút được những bài học kinh nghiệm quý báu.
D. Nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN.
Câu 24. Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 của Đảng ta làA. xây dựng khối liên minh công - nông và mặt trận dân tộc thống nhất.
B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp.
C. phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng trong cả nước.
D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
Câu 25. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, phong trào "Tuần lễ vàng" và xây dựng "Quỹ độc lập" được phát động nhằm mục đích gì ?A. Đáp ứng nhu cầu cung tiền tệ cho nhân dân.
B. Trang bị vũ khí, tăng cường tiềm lực quốc phòng,
C. Góp phần giải quyết những khó khăn về ngân sách quốc gia
D. Phát triển nền kinh tế.
Câu 26. Chủ trương của Đảng ta trong việc đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc sau Cách mạng tháng Tám làA. dùng bạo lực cách mạng để trấn áp ngay từ đầu.
B. hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp.
C. dựa vào quân Anh để chống quân Trung Hoa Dân quố
D. chấp nhận tất cả các yêu sách của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng.
Câu 27. Ý nào không phải là nội dung cùa Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) ?A. Pháp công nhận nước ta là một nước tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội riêng, nằm trong Khối liên hiệp Pháp.
B. Ta đồng ý để 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc,
C. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập.
D. Hai bên ngừng bắn tại chỗ
Câu 28. Ý nào không phản ánh đúng mục đích của cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 từ ngày 19-12-1946 đến tháng 2-1947 ?A. Kìm chân địch trong các đô thị.
B. Kéo dài thời gian hoà hoãn với Pháp.
C. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Pháp.
D. Tạo điều kiện để tiếp tục chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Câu 29. Thắng lợi lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là gì ?A. Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
B. Làm cho thực dân Pháp mất đi sự ủng hộ của đế quốc Mĩ.
C. Pháp buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
D. Pháp thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
Câu 30. Mục đích sâu xa của Mĩ khi can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương trong những năm 1950 - 1954 làA. nhằm ràng buộc Chính phủ Bảo Đại.
B. nhằm từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
C. nhằm giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
D. nhằm giúp đỡ cho chính quyền tay sai của Mĩ ở Đông Dương.
Câu 31. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đề ra vấn đề quan trọng gì ?A. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền.
B. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm.
C. Đường lối tiến hành công nghiệp hoá, điện khí hoá đất nước.
D. Biện pháp giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội ở miền Bắc.
Câu 32. Công cụ chiến lược của Mĩ trong âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới giai đoạn 1961 - 1965 làA. chính quyền và quân đội Sài Gòn.
B. Cố vấn Mĩ.
C. quân đội viễn chinh Mĩ.
D. quân các nước đồng minh của Mĩ.
Câu 33. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) của Mĩ được tiến hành bằng lực lượng nào ?A. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy.
B. Quân viễn chinh Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C. Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
D. Lực lượng tổng lực với vũ khí, trang bị hiện đại, tối tân nhất
Câu 34. Loại hình chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam trong những năm 1961-1965 làA. "Chiến tranh đơn phương".
B. "Chiến tranh đặc biệt",
C. "Chiến tranh cục bộ".
D. "Việt Nam hoà chiến tranh".
Câu 35. Một điểm khác trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" làA. âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh".
B. âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt".
C. âm mưu "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".
D. âm mưu "thay đổi màu da trên xác chết".
Câu 36. Thắng lợi lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 làA. mở rộng vùng giải phóng và phát triền lực lượng rộng khắp chiến trường miền Nam.
B. chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn, đông dân.
C. buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược.
D. buộc Mĩ phải chấp nhận đến đàm phán với ta ở Pari.
Câu 37. Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam, luận điểm nào thể hiện sự đúng đắn, linh hoạt trong lãnh đạo cách mạng của Đảng ta ?A. Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.
B. Xác định cả năm 1975 là thời cơ.
C. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
D. Tranh thủ thời cơ đánh tháng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá,...
Câu 38. Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ờ miền Nam Việt Nam ?A. Hiệp định Pari năm 1973.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận "Điện Biên Phù trên không" năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 39. Mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) là gì ?A. Tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.
B. Tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
D. Thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn (lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu)
Câu 40. Đường lối đổi mới được Đảng ta đề ra từ khi nào ?A.Đại hội Đảng lần thứ IV (12—1976).
B.Đại hội Đảng lần thứ VI (12 1986).
C. Đại hội Đàng lần thứ V(3—1982).
D. Đại hội Đảng lần thứ VII (6—1991).
ĐÁP ÁN
1. B | 2. D | 3. B | 4. B | 5. D | 6. C | 7. B | 8. C | 9. C | 10. C |
11. B | 12. B | 13. C | 14. C | 15. B | 16. A | 17. A | 18. A | 19. C | 20. C |
21. C | 22. A | 23. D | 24. D | 25. C | 26. B | 27. C | 28. B | 29. A | 30. B |
31. A | 32. A | 33. B | 34. B | 35. C | 36. C | 37. C | 38. D | 39. D | 40. B |