Lịch sử 10, Bài 17: Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu
2019-09-29T22:43:01-04:00
2019-09-29T22:43:01-04:00
https://sachgiai.com/Lich-su/lich-su-10-bai-17-su-ra-doi-cua-chu-nghia-tu-ban-o-tay-au-12310.html
https://sachgiai.com/uploads/news/2019_09/so-do-su-ra-doi-cua-chu-nghia-tu-ban-o-tay-au.jpg
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Chủ nhật - 29/09/2019 10:55
Tóm tắt lý thuyết cần nhớ và giải bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10, Bài 17: Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu
I. Kiến thức cơ bản
1. Tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản
Tích luỹ tư bản có hai điều kiện: Tư bản (vốn) và nhân công.
- Tư bản (vốn): được tích luỹ trong thời gian dài, bằng nhiều con đường khác nhau..
+ Bằng sự phát triển buôn bán, tiền của tập trung trong tay một số người.
+ Các cuộc phát kiến địa lí tìm ra những vùng đất mới đã thúc đẩy quá trình xâm chiếm thuộc địa. Buôn bán ở thuộc địa, cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen... đã tạo ra những khoản siêu lợi nhuận khổng lồ cho các nước Tây Âu.
Nhân công:
+ Đối với nông dân: Tiến hành phong trào “Rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất của nông dân thành đồng cỏ chăn cừu phục vụ cho sản xuất len dạ. Nông dân bị mất ruộng đất, chỉ còn con đường làm thuê, bán sức lao động cho nhưng ông chủ giàu có điển hình nhất là ở Anh từ thế kỉ XVI)
+ Đối với thợ thủ công: Ở thành thị, nhiều thợ thủ công do rủi ro, do vay nặng lãi, do thuế khoá - đã mất tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê.
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- Từ thế kỉ XVI, sự giải thể của quan hệ sản xuất phong kiến, cùng với những tiến bộ khoa học - kĩ thuật đã tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành. Biểu hiện:
+ Công trường thủ công thay thế cho xưởng thủ công phường hội. Công trường thủ công có ba đặc điểm khác biệt:
• Quy mô sản xuất lớn hơn xưởng thủ công.
• Chuyên môn hoá lao động.
• Không còn quan hệ thợ cả - thợ bạn - thợ học nghề mà thay vào đó quan hệ giữa chủ và thợ.
- Trong nông nghiệp, đã xuất hiện những trang trại lớn. Nông dân không ruộng đất, làm công ăn lương cho người chủ trang trại.
- Trong thương mại, các thương hội trung đại đã thay thế bằng các công thương mại có vai trò kinh tế to lớn trên một địa bàn rộng. Từ đó xuất hiện tầng lớp phú thương hết sức giàu có. Đó là những nhà tư bản thương mại.
- Có thể khái quát theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CHUNG TOÀN BÀI
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Điều kiện cần và đủ để chủ nghĩa tư bản châu Âu ra đời là gì?
A. Vốn.
B. Đội ngũ công nhân làm thuê.
C. Sự chuyển hoá từ quý tộc phong kiến sang tư bản.
D. Câu A và B đúng.
Đáp án: D
Câu 2: Số vốn đầu tiên và nhiều nhất mà thị dân Tây Âu tích luỹ được là do đâu?
A. Từ Sự kinh doanh thủ công nghiệp.
B. Từ cuộc phát kiến địa lí.
C. Từ việc buôn bán ở thành thị.
D. Tất cả cùng đúng.
Đáp án: B
Câu 3: Phong trào “Rào đất cướp ruộng” diễn ra nước nào sớm nhất?
A. Ở Anh.
B. Ở Pháp.
C. Ở Tây Ban Nha.
D Ở Bồ Đào Nha.
Đáp án: A
Câu 4: Đội ngũ công nhân làm thuê xuất thân chủ yểu từ giai cấp nào?
A. Thợ thủ công bị tước đoạt tư liệu sản xuất.
B. Nông dân bị tước ruộng đất.
C. Chủ xưởng bị phá sản.
D. Thương nhân bị sập tiệm.
Đáp án: B
Câu 5: Từ đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu đã xuất hiện hình thức sản xuất gì đề thay cho phường hội?
A. Xưởng thủ công.
B. Nông trại.
C. Công trường thủ công.
D. Thương đoàn.
Đáp án: C
Câu 6: Quan hệ sản xuất trong công trưởng thủ công là quan hệ gì?
A. Quan hệ giữa thợ cả - thợ bạn - thợ học nghề.
B. Quan hệ giữa chủ và thợ.
C. Quan hệ giữa thợ cả và học nghề.
D. Tất cả các quan hệ trên.
Đáp án: B
Câu 7. Quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Tây Âu đầu thế kỉ XVI là quan hệ gì?
A. Chủ trang trại và nông dân.
B. Quý tộc phong kiến và nông nô.
C. Địa chủ và nông dân.
Đ. Chủ nô và nô lệ.
Đáp án: A
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.