Lịch sử 10, Bài 15: Sự ra đời của thành thị và sự phát triển của thương mại Tây Âu
2019-09-28T12:23:11-04:00
2019-09-28T12:23:11-04:00
https://sachgiai.com/Lich-su/lich-su-10-bai-15-su-ra-doi-cua-thanh-thi-va-su-phat-trien-cua-thuong-mai-tay-au-12307.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ bảy - 28/09/2019 12:23
Tóm tắt lý thuyết cần nhớ và giải bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10, Bài 15: Sự ra đời của thành thị và sự phát triển của thương mại Tây Âu
I. Kiến thức cơ bản
1. Sự ra đời và hoạt động kinh tế của các thành thị trung đại ở Tây Âu
a. Nguyên nhân ra đời thành thị.
Từ thế kỉ IX, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi:
- Về nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác và sản phẩm xã hội tăng nhanh, do đó dẫn đến hai hệ quả:
+ Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.
+ Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá của những người thợ thủ công.
- Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa, tập trung ở những nơi thuận tiện sản xuất, mua bán như các chợ bên ngoài lãnh địa: các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính dẫn đến xuất hiện thành thị tại những nơi này
b. Hoạt động thủ công và thương mại của thành thị:
* Thủ công.
- Những người thợ thủ công cùng làm một nghề lập ra phường hội.
- Mục đích của phường hội là giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của các thành viên.
- Mỗi phường hội đều có phường quy, trong đó quy định rõ mối quan hệ giữa các loại chợ, chỉ rõ quy cách, chất lượng, giá cả sản phẩm v.v...
* Thương mại:
- Khi mới hình thành, thành thị chưa có thương nhân riêng biệt. Lúc ấy, những người thự thủ công vừa sản xuất, vừa bán sản phẩm ngay tại công xưởng. Dần dần sản phẩm tăng nhanh, thợ thủ công không thể làm như thế được, tất yếu phải xuất hiện tầng lớp thương nhân thu mua hàng của nơi sản xuất, bán cho người tiêu thụ. Từ đó thương nhân ra đời.
- Để bảo vệ lợi ích cho các thương nhân về độc quyền buôn bán, trong thành thị xuất hiện thương hội.
c. Vai trò của thành thị:
- Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.
- Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến.
- Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hoá. Mác nói: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”.
2. Sự phát triển của thương mại Tây Âu
a. Các hội chợ thời trung đại:
- Từ sơ kì trung đại, các hội chợ xuất hiện. Hội chợ là nơi hoạt động thương mại. Hội chợ ra đời và phát triển cùng vói sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hoá.
- Hội chợ là nơi giới thiệu hàng hoá, mua bán, đổi chác, đặt hàng, là nơi tập trung định kì các yêu cầu, các dự tính, có thể đảm bảo an toàn và mang lại những món lời chắc chắn cho thương nhân.
- Trong các hội chợ, hội chợ Săm-ba-nhơ (ở Đông Bắc Pháp) lớn nhất và có ý nghĩa toàn châu Âu.
- Hội chợ kích thích thương mại và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển.
b. Việc buôn bán của thương đoàn:
- Từ thế kỉ XIII, thương mại trong các thành thị đã phát triển mạnh. Việc mua bán giữa các nước ngày càng phát triển, đặc biệt xung quanh vùng Địa Trung Hải.
- Vì phải đi buôn bán xa, thương nhân gặp nhiều khó khăn: bị cướp biển, bị chèn ép... thương nhân đã lập ra thương đoàn để giúp đỡ lẫn nhau.
- Các thương đoàn là tổ chức nghề nghiệp của thương nhân, có quy chế rất chặt chẽ với mục đích giúp đỡ nhau vận chuyển hàng hóa, bảo vệ dọc đường đi, mua và bán thuận lợi.
- Hoạt động của thương đoàn đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại. Đồng thời góp phần làm cho kinh tế hàng hoá phát triển.
- Từ giữa thế kỉ XV trở đi, do sự kìm hãm của nhà nước phong kiến, các thương đoàn hoạt động yếu dần, cho đến thế kỉ XVI thì căn ẩn chấm dứt.
3. Văn hoá Tây Âu thời trung đại
- Văn hoá Tây Âu trước thế kỉ X còn nghèo nàn, ít phát triển. Nguyên nhân:
+ Nền kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa, giai cấp quý tộc phong kiến chỉ ham chơi và luyện tập cung kiếm.
+ Giáo lí của Ki-tô giáo là hệ tư tưởng chính thống, chi phối toàn xã hội.
+ Trường học chỉ đào tạo giáo sĩ, thần học được coi là “bà chúa của khoa học”.
- Văn hóa Tây Âu từ thế kỉ XI có khởi sắc trong các lĩnh vực:
+ Những thị dân đã xây dựng trường học riêng cho con em mình. Không còn phụ thuộc vào giáo hội Ki-tô.
+ Ngoài thần học, các môn học khác cũng được phát triển, nhất là triết học kinh viện.
+ Văn học chủ yếu có hai dòng chính: văn học kị sĩ và văn học thành thị.
+ Kiến trúc với phong cách Rô-ma và Gô-tích.
SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT TOÀN BÀI
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Thành thị trung đại châu Âu ra đời biểu hiện sự tiến bộ trước hết trong lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp.
B. Thủ công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Tất cả các lĩnh vực trên.
Đáp án: A
Câu 2: Tầng lớp, giai cấp nào trong thành thị trung đại tập hợp lại với nhau trong tổ chức gọi là phường hội?
A. Thương nhân.
B. Thợ thủ công.
C. Nông nô.
D. Tất cả các tầng lớp giai cấp trên.
Đáp án: B
Câu 3: Giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho thợ thủ công cùng ngành nghề và đấu tranh chống lại sự áp bức, sách nhiễu của lãnh chúa phong kiến địa phương. Đó là mục đích của:
A. Thương hội.
B. Phường hội.
C. Các xưởng thủ công.
D Các công trường thủ công.
Đáp án: B
Câu 4: Để bảo vệ lọi ích cho các thương nhân về độc quyền buôn bán, trong thành thị xuất hiện tổ chức nào?
A. Thương hội.
B. Phường hội.
C. Hội bảo vệ thương nhân.
D. Hội bảo vệ thợ thủ công.
Đáp án: A
Câu 5: Các hội chợ ở châu Âu trung đại ra đời nhằm mục đích gì?
A. Bảo vệ thương hội.
B. Thúc đẩy hoạt động thương mại.
C. Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển.
D. Các mục đích trên.
Đáp án: B
Câu 6: Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác dụng như thế nào đối với lãnh địa phong kiến?
A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển.
B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa.
C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa.
D. Làm cho lành địa thêm phong phú.
Đáp án: C
Câu 7: Câu nào dưới đây không thuộc vai trò của thành thị trung dại?
A. Sự phát triển kinh tế hàng hoá đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.
B. Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới.
C. Tạo điều kiện cho các lãnh địa ngày càng phồn hoa, đô hội.
D. Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa.
Đáp án: C
Câu 8: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung dại”. Đó là câu nói của ai?
A. Lê-nin.
B. Ăng-ghen.
C. Khổng Tử.
D. Mác.
Đáp án: D
Câu 9: Hội chợ Săm-pa-nhơ là hội chợ của nước nào ở châu Âu thời trung đại?
A. Anh
B. Pháp.
C. Đức.
D. I-ta-li-a.
Đáp án: B
Câu 10: Thương nhân Pháp đã từng mang dạ, rượu vang dọc theo sông nào để bán tại hội chợ Săm-pa-nhơ?
A. Sông Xen.
B. Sông Mac-no.
C. Sông Ranh.
D. Câu A và B đúng.
Đáp án: D
Câu 11: Khi hình thức hội chợ bị phá vỡ, một hình thức mới trong thương mại xuất hiện đó là hình thức nào?
A Thương điểm.
B Thương hiệu.
C. Thương đoàn.
D. Các hình thức trên.
Đáp án: C
Câu 12: Sự phá sản của thành thị của miền nào ở nước Đức làm cho các thương đoàn sụp đổ?
A. Bắc Đức
B. Nam Đức.
C. Tây Đức.
D. Đông Đức.
Đáp án: B
Câu 13: Trong chế độ phong kiến lãnh địa, giai cấp phong kiến thống trị lấy tôn giáo nào làm hệ tư tưởng chính thống của mình?
A Đạo giáo
B. Ki tô giáo.
C. Nho giáo.
D. Phật giáo.
Đáp án: B
Câu 14: Trong chế độ phong kiến lãnh địa, môn học nào được suy tôn là “bà chúa của khoa học”?
A. Văn học.
B. Thần học
C. Sử học.
D. Toán học.
Đáp án: B
Câu 15: Vì sao văn hoá Tây Âu trước thế kỉ X còn nghèo nàn, ít phát triển?
A. Nền kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa.
B. Thủ công nghiệp kém phát triển.
C. Giai cấp quý tộc phong kiến chỉ ham chơi và luyện tập cung kiếm.
D Câu A và C đúng
Đáp án: D
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.