1. Nguyên nhân thắng lợi- Nguyên nhân khách quan:Chiến thắng Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít, đặc biệt là chiến thắng phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản của Hồng quân Liên Xô đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ dể nhân dân ta đứng lèn Tổng khởi nghĩa.
- Nguyên nhân chủ quan:+ Dân tộc ta vốn có truyền thông yêu nước nồng nàn, từng trải qua những cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập tự do. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn nhân dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.
+ Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã đề ra đường lối chiến lược, chủ trương chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận Mác - Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
+ Để giành thắng lợi Cách mạng tháng Tám, Đảng ta có quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, đã đúc rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại, đặc biệt là quá trình xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa trong thời kì vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
+ Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hi sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lập tự do. Các cấp bộ Đảng và chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
2. Ý nghĩa lịch sử- Mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta. Nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm, ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỷ ở nước ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do; kỉ nguyên nhân dân lao động nắm quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
- Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đã góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ II, đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng,
“có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào”.
3. Bài học kinh nghiệm- Bài học về vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam.
- Bài học về nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
- Bài học về tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở liên minh công - nông, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù rồi tiến lên đánh bại chúng.
- Bài học về sự linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, kết hợp với chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần, khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị tiến tới Tổng khởi nghĩa.
MỘT SỐ SỰ KIỆN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1930 - 1945) ĐÁNG NHỚ
Thời gian | Sự kiện |
l)Từ27 đến 31 - 3- 1935 | Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Ma Cao - Trung Quốc. |
2) Tháng 6 và 7 - 1935 | Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lc Hồng Phong dẫn đầu tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản họp ở Matxcơva (Liên Xô). |
3) Tháng 7 - 1936 | Hội nghị Trung ương lần thứ nhất khoá I của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) đề ra chủ trương chì đạo chiến lược cách mạng Việt Nam thời kì 1936- 1939. |
4) Ngày 01 -5 - 1938 | Cuộc mít tinh của hơn hai vạn đồng bào ta tổ quảng trường nhà Đấu Xảo - Hà Nội. |
5) Tháng 11 - 1939 | Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Bà Điểm - Hóc Môn - Gia Định. |
6) Tháng 9 - 1940 | Nhật đánh úp Pháp ở Lạng Sơn, mở đầu xâm lược Đông Dương. |
7) Ngày 29 - 10- 1940 | Phan Bội Châu mất tại Huế |
8) Ngày 28-01 - 1941 | Nguyễn Ái Quốc về nước, sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước |
9) Từ 10đến 19-5- 1941 | Hội nghị Trươg ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Pắc Bó (Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. |
10) Ngày 19-5- 1941 | Việt Nam độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt Minh) được thành lập. |
11) Từ năm 1943 đến 1944 | Đề cương Văn hoá Việt Nam ra đời và thành lập Hội Văn hoá cứu quốc Việt Nam. |
12) Tháng 6 - 1944 | Đảng Dân chủ Việt Nam thành lập và tham gia Việt Minh. |
13) Ngày 22 - 12 - 1944 | Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. |
14) Ngày 09 - 3 - 1945 | Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương. |
15) Tháng 5- 1945 | Hồ Chí Minh từ Pắc Bó (Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). |
16) Ngày 15-5- 1945 | Việt Nam giải phóng quân thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang cả nước. |
17) Ngày 04 - 6 - 1945 | Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập. |
18) Từ 13 đến 15 - 8 - 1945 | Hội nghị toàn quốc của Đảng được triệu tập. |
19) Từ 16 đến 17 - 8 - 1945 | Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào - Tuyên Quang. |
20) Ngày 19 - 8 - 1945 | Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. |
21) Ngày 23 - 8 - 1945 | Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế. |
22) Ngày 25 - 8 - 1945 | Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn. |
23) Ngày 28 - 8 - 1945 | Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi trong toàn quốc. |
24) Ngày 30 - 8 - 1945 | Lễ thoái vị của Bảo Đại - ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. |
25) Ngày 02 - 9 - 1945 | Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. |