1. Quân Thanh xâm lược nước ta
Câu hỏi: Vì sao quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long?
Trước thế mạnh của giặc, quân ta rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng, vì so sánh lực lượng bên ta yếu hơn bên địch.
Câu hỏi: Vì sao nhân dân căm thù cao độ quân cướp nước và bè lũ bán nước?
Vì chúng đã xâm phạm đến chủ quyền của dân tộc ta.
Hơn thế, khi kéo quân vào Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho lính cướp bóc, đốt nhà, giết người, cướp của rất tàn bạo.
Còn Lê Chiêu Thống theo hầu Tôn Sĩ Nghị, tìm cách trả thù, báo oán rất bạo ngược. Nhân dân phải nộp bò, lợn, lúa gạo,... để nuôi lừa, ngựa, dựng nhà cửa, đồn lũy cho giặc.
2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)
Câu hỏi: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?
Trước lực lượng kẻ thù ngoại xâm mạnh, muốn chống lại phải dựa vào sức mạnh của cả dân tộc, phải có người chính danh vị kêu gọi cả nước đánh giặc. Được quần chúng nhân dân ủng hộ, tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế chứng tỏ nước Nam đã thống nhất, có người đứng đầu.
Câu hỏi: Những việc làm nào của Nguyễn Huệ thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc?
- Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788) lấy niên hiệu là Quang Trung.
- Mở một cuộc duyệt binh lớn tại Nghệ An.
- Ra đến Thanh Hoá, Quang Trung làm lễ “Thệ sư” (lễ tế cờ và quân lính thề trước khi ra trận), đọc bài Hiểu dụ tướng sĩ thể hiện rõ quyết tâm đánh tan giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu hỏi: Hiểu dụ tướng sĩ muốn nói lên điều gì:
“Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Hiểu dụ tướng sĩ muốn nói lên ý chí đánh tan quân giặc xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hoá và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân.
Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho quân thù manh giáp không còn, không một chiếc xe nào trở về, đánh cho chúng biết răng nước Nam anh hùng là có chủ.
Câu hỏi: Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu?
Quân Thanh dễ dàng chiếm được Thăng Long, nên chúng chủ quan, kiêu ngạo, cho quân lính mặc sức làm điều phi pháp, tàn ác -> Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu để tạo yểu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng gặp thất bại.
Câu hỏi: Hãy mô tả cách đánh của quân Tây Sơn đại phá xâm lược nhà Thanh năm 1789.
- Khi đến núi Tam Điệp (Ninh Bình), Quang Trung chia làm 5 đạo quân đánh vào Thăng Long tiêu diệt quân nhà Thanh.
- Đạo quân thứ nhất do Quang Trung chỉ huy đánh thẳng vào Thăng Long.
- Đạo quân thứ hai và thứ ba do đô đốc Bảo chỉ huy đánh vào Tây Nam Thăng Long yểm hộ cho đạo quân chủ lực.
- Đạo quân thứ tư tiến ra phía Hải Dương.
- Đạo quân thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang).
- Đêm mồng 3 Tết, nghĩa quân tiêu diệt địch ở đồn Hà Hồi, sáng 5 Tết quân Tây Sơn đánh đồn Ngọc Hồi. Cùng thời điểm đó, quân Tây Sơn đánh đồn Đống Đa.
Câu hỏi: Ỷ nghĩa của chiến thắng Ngọc Hồi.
Đồn Ngọc Hồi giữ vị trí quan trọng nhất của địch, mất Ngọc Hồi, giặc mất một lực lượng tinh nhuệ gồm 3 vạn quân đóng giữ ở đây.
Chiến thắng Ngọc Hồi cùng với chiến thắng Đống Đa làm cho giặc không còn khả năng chiến đấu.
-> Trận Ngọc Hồi - Đống Đa là chiến thắng quyết định.
Câu hỏi: Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.
Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc là:
- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Lê - Trịnh,
Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống thất quốc gia.
- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu hỏi: Em hãy cho biết đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Quang Trung là gì?
Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Quang Trung là: hành quân thần tốc, tiến quân mãnh liệt, tổ chức và chỉ đạo chiến đấu hết sức cơ động.
Câu hỏi: Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn?
- Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
Câu hỏi: Ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?
- Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
- Lật đổ chính quyền phong kiến Trịnh, Nguyễn, Lê.
- Giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan cuồng vọng xâm lược của các phong kiến phương Bắc.