A. Tình hình chính trị, kinh tế
1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
Câu hỏi: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?
Quang Trung mất, Quang Toàn nối ngôi nhưng không đủ năng lực để lãnh đạo đất nước, trong khi đó nội bộ Tây Son chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt, vì thế trước sự tấn công của Nguyễn Ánh, Tây Sơn thất bại, chấm dứt triều Tây Son.
Câu hỏi: Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
- Nhà Nguyễn đã xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất, ở kinh đô ở Phú Xuân. Vua trực tiếp điều hành mọi công việc hệ trọng từ trung ưong đến địa phưong.
- Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long).
- Chia nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
- Củng cố quân đội gồm nhiều binh chủng.
Câu hỏi: Tổ chức triều đình nhà Nguyễn có 6 bộ. Em hãy kể tên và nhiệm vụ của mỗi bộ theo thứ tự?
- Bộ Hộ: Tài chính, tô thuế, kho tàng, vật giá...
- Bộ Lại: Tuyển chọn quan lại, ban phẩm tước, soạn thảo chiếu chi...
- Bộ Lễ: Thi cử, tế tự, phong thần...
- Bộ Binh: Tuyển lính, các ngạch võ quan, điều động quân lính...
- Bộ Hình: Soạn luật, thi hành hình phạt, xét duyệt tố tụng...
- Bộ Công: Xây dựng cung điện, lăng tẩm, thành luỹ, đóng tàu thuyền, đắp đường sá...
2. Kinh tế dưới triều Nguyễn
Câu hỏi: Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn cỏ tác dụng như thế nào?
Việc đẩy mạnh công cuộc khai hoang đã tăng thêm diện tích ruộng đất canh tác.
Câu hỏi: Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?
Việc khai hoang đã tăng diện tích canh tác. Nhưng ruộng đất bị bỏ hoang nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp ruộng đất, họ phải lưu vong.
Câu hỏi: Tại sao việc sửa đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn?
Nhà Nguyễn đã không chú trọng việc sửa, đắp đê, vì thế lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên. Trong khi đó, tài chính (thời Tự Đức) thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, tiền của Nhà nước bỏ ra lại rơi vào túi quan tham. Việc sửa đắp đê càng khó khăn.
Câu hỏi: Năm 1820, một người Mĩ đến nước ta đã nhận xét: “Người Việt Nam là những người thợ đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình với kĩ thuật hết sức chính xác”. Nhận xét trên đây của một người nước ngoài gợi cho em suy nghĩ gì về tài năng của thợ thủ công nước ta đầu thế kỉ XIX?
Nhận xét trên đây chứng tỏ người thợ thủ công nước ta đầu thế kỉ XIX có tay nghề rất giỏi, họ biết ứng dụng kĩ thuật tiên tiến vào việc đóng tàu ở Việt Nam.
Câu hỏi: Chính sách kinh tế, chính sách đối ngoại thời Nguyễn có những mặt tích cực, mặt hạn chế nào?
Chính sách | Mặt tích cực | Mặt hạn chế |
Nông nghiệp: - Khai hoang - Chế độ quân điền - Thuỷ lợi | - Tăng diện tích canh tác. - Nông dân có ruộng để sản xuất. - Sửa, đắp đê. | - Ruộng đất còn bỏ hoang nhiều. - Vì quân điền mất tác dụng nên ruộng đất bị bỏ hoang. - Sửa đắp đê không được chú trọng nên lụt lội, hạn hán. |
Thủ công nghiệp | - Lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, làng thủ công. | - Chủ yếu tập trung sản xuất ở kinh đô và thành thị, thợ thủ công nộp thuế nặng nề. |
Thương nghiệp | - Buôn bán ở các thành thị, tứ thị sầm uất, buôn bán với Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-líp-pin. | - Không cho người phương Tây mở cửa hàng buôn bán. |
Khai thác mỏ | Hàng trăm mỏ được khai thác. | Cách khai thác lạc hậu, các mỏ hoạt động thất thường. |
Câu hỏi: So sánh chính sách ngoại giao, ngoại thương của thời Nguyễn có gì khác so với thời Quang Trung?
Tình hình thủ công nghiệp nước ta thời Nguyễn ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như: Bát Tràng (Hà Nội), đúc đồng Ngũ Xã (Hà Nội), dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội),...
Những hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công nghiệp phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.
Câu hỏi: Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn đối với các nước phương Tây được thể hiện như thế nào?
Đối với các nước phương Tây, mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định. Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “bế quan toả cảng”.
Câu hỏi: So sánh chính sách ngoại giao, ngoại thương của thời Nguyễn có gì khác so với thời Quang Trung?
Nội dung | Thời Quang Trung | Thời Nguyễn |
Ngoại giao | - Đối với nhà Thanh: mềm dèo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. | - Thần phục nhà Thanh - Đối với các nước phương Tây: khước từ mọi tiếp xúc. |
Ngoại thương | - Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế. - “Mở cửa ải, thông chợ búa”. - Buôn bán với các nước: Trung Quốc, Xin-ga-po, Xiêm, Mã Lai. | - Không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng đã quy định. |
B. CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN
1. Đời sống nhản dân dưới triều Nguyễn
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn?
- Cuộc sống nhân dân cơ cực vì địa chủ, hào lí chiếm đoạt ruộng đất. Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.
- Bọn quan lại tham nhũng, nhân dân sống trong cảnh áp bức bóc lột của quan lại, cưởng hào, tô thuế phu dịch nặng nề.
2. Các cuộc nổi dậy
Câu hỏi: Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội thời bấy giờ như thế nào?
Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn đã phản ánh thực trạng xã hội rối ren, triều đình nhà Nguyễn thối nát, bảo thủ, ươn hèn, ra sức bóc lột nhân dân, các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ không có ruộng đất sản xuất -> mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra cả ở miền xuôi và miền ngược, có sự liên kết phối hợp với nhau, không bó hẹp trong một địa phương mà lan ra nhiều vùng, đó chính là thái độ của nhân dân đối với triều đình quan lại nhà Nguyễn.
Câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến cuộc sống cực khổ của nhân dân?
- Địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất.
- Quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.
- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.