Câu 1: Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển?
A. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ.
B. Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp.
C. Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
D. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ
Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ nền nông nghiệp Pháp kém phát triển?
A. Nông cụ, kĩ thuật sản xuất còn thô sơ.
B. Sản phẩm nông nghiệp chưa trở thành hàng hoá.
C. Nông nghiệp chưa giải quyết được vấn đề lương thực cho xã hội.
D. Nông nghiệp đã chuyển hướng kinh doanh theo tư bản.
Câu 3: Nét nổi bật trong lĩnh vực công nghiệp ở Pháp vào cuối thế kỉ XVIII là:
A. Sản xuất được nhiều mặt hàng mĩ phẩm.
B. Công trường thủ công khá lớn, thu hút được đông đảo công nhân làm thuê,
C. Công nghiệp nặng phát triển mạnh mẽ.
D. Công nghiệp chế biến trở thành ngành kinh tế then chốt.
Câu 4: Cuối thế kỉ XVIII, nghề nào ở Pháp phát triển mạnh mẽ nhất?
A. Nghề cơ khí chế tạo máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
B. Nghề dệt vải và chế tạo vũ khí.
C. Nghề chế tạo vũ khí và làm đồ trang sức.
D. Nghề làm đồ sứ và trang sức.
Câu 5: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Cộng hòa tư sản
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến đan xen với quân chủ chuyên chế.
Câu 6: Trước cách mạng, ở Pháp đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền, không phải đóng thuế?
A. Đẳng cấp tăng lữ
B. Đẳng cấp quý tộc.
C. Đẳng cấp thứ ba.
D. Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.
Câu 7: Trong đẳng cấp thứ ba gồm có các giai cấp và tầng lớp nào của xã hội Pháp?
A. Tư sản, nông dân.
B. Tư sản, nông dân, công nhân.
C. Tư sản, quý tộc phong kiến.
D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công.
Câu 8: Trước cách mạng, lực lượng nào chiếm số lượng đông đảo nhất ở nước Pháp?
A. Công nhân
B. Tư sản
C. Nông dân
D. Thợ thủ công
Câu 9: Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất ?
A. Mâu thuẫn giữa phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong Đẳng cấp thứ ba.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến
C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ.
D. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
Câu 10: ở nước Pháp, trước cách mạng đẳng cấp nào cung cấp cho nhà vua kinh cầu nguyện?
A. Đẳng cấp thứ ba.
B. Đẳng cấp quý tộc.
C. Đẳng cấp tăng lữ.
D. Tất cả các đẳng cấp trên.
Câu 11: ở Pháp, vào thế kỉ XVIII nổi lên ba nhà tư tưởng lớn, đó là những ai?
A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê
B. Phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.
C. Vôn-te, Ru-xô, Mông-te-xki-ơ.
D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô.
Câu 12: “Chủ nghĩa khai sáng “ ở Pháp có tác dụng như thế nào đổi với cuộc Cách mạng 1789?
A. Tuyên truyền giác ngộ quần chúng đấu tranh.
B. Chuẩn bị tích cực cho một cuộc cách mạng xã hội.
C. Phê phán, đả kích Giáo hội Thiên Chúa giáo.
D. Đả kích tư tưởng lạc hậu, bảo thủ của chế độ phong kiến.
Câu 13: Ai là người lãnh đạo nhóm Bách khoa toàn thư ở Pháp?
A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê
B. Mê-li-ê.
C. Vôn-te.
D. Đi-nơ-rô.
Câu 14: Tại sao Hội nghị ba đẳng cấp ở Pháp được triệu tập?
A. Do yêu cầu phải thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại.
B. Do vua cần các đại biểu thoả thuận cho vay tiền đánh thêm thuế mới.
C. Do cần thành lập một chính phủ mới
D. Tất cả đều đúng.
Câu 15: Cuộc tấn công hạ ngục Ba-xti ở Pháp diễn ra vào thời gian:
A. Ngày 17 tháng 4 năm 1789.
B. Ngày 4 tháng 7 năm 1789.
C. Ngày 14 tháng 7 năm 1789.
D. Ngày 15 tháng 7 năm 1789.
Câu 16: Cách mạng 1789 thắng lợi, ở Pháp phải Lập hiến lên nắm quyền. Phải Lập hiến thuộc tầng lớp nào?
A. Tư sản công thương
B. Đại tư sản
C. Quý tộc mới
D. Quý tộc mới
Câu 17: Ngày 26-8-1789 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Pháp?
A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti
B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời.
C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới.
D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
Câu 18: Chính sách tiến bộ nhất của phái Lập hiến trong Cách mạng tư sản Pháp là gì?
A. Tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
B. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
C. Thông qua Hiến pháp mới, xác định chế độ quân chủ lập hiến cho nước Pháp
D. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu.
Câu 19: Sau ngày 10 - 8 - 1792 đến trước ngày 02 - 6 - 1793, phái nào lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp ?
A. Phái Lập hiến
B. Phái Quân chủ lập hiến,
C. Phái Gia-cô-banh.
D. Phái Gi-rông-đanh.
Câu 20: Phái Gia-cô-banh nắm quyền lãnh đạo Cách mạng Pháp kể từ:
A. Sau ngày 21 - 01- 1793.
B. Sau ngày 31 - 5 - 1793
C. Từ ngày 02 - 6 - 1793.
D. Sau ngày 10 - 8 - 1792.
Câu 21: Sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp biểu hiện ở những điểm nào?
A. Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu, số nợ nhà nước vay của tư sản không trả được.
B. Công, thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế suy yếu.
C. Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân đấu tranh mạnh mẽ.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 22: Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của Cách mạng Pháp?
A. Pháo đài Ba-xti tượng trưng cho uy quyền nhà vua
B. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri.
C. Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến
D. Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến
Câu 23: Phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền đã làm được nhũng gì?
A. Phế truất vua Lu-i XVI.
B. Phế truất vua Lu-i XVI.
C. Hạn chế quyền vua.
D. Xoa dịu sự căm phẫn của nhân dân.
Câu 24: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp đã thê hiện mặt tiến bộ ở điểm nào?
A. Đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.
B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản
D. Câu A và B đúng.
Câu 25: Mặt hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là gì?
A. Chỉ phục vụ cho quyền lực giai cấp tư sản.
B. Phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân,
C. Phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp địa chù phong kiến.
D. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.
Câu 26: Thái độ của phái Gi-rông-đanh trước sự tấn công của quân Anh và phong kiến châu Âu như thế nào?
A. Tập hợp nhân dân chống ngoại xâm
B. Tập hợp nhân dân chống ngoại xâm và nội phản,
C. Ổn định đời sống cho nhân dân, củng cố nhà nước.
D. Không lo tổ chức chống ngoại xâm và nội phản và ổn định đời sống nhân dân, chỉ lo củng cố quyền lực.
Câu 27: Điều nào chứng tỏ Cách mạng Pháp phát triển đi lên trong giai đoạn phái Gi-rông-đanh cầm quyền?
A. Nam giới từ 21 tuổi được đi bầu cử.
B. Thành lập nền cộng hoà, xử tử vua Lu-i VXI.
C. Chiến thắng quân Áo - Phổ ở Van-mi, đuổi chúng ra khỏi đất nước
D. Cả 3 ý trên.
Câu 28: Trong các hiện pháp sau của phái Gia-cô-banh, hiện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho nông dân?
A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.
C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì
D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.
Câu 29: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh?
A. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng.
B. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ.
C. Chỉ lo củng cố quyền lực.
D. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.
Câu 30: Vì sao tư sản phản cách mạng tiến hành cuộc đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh?
A. Để tranh giành quyền lực.
B. Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
C. Do mâu thuẫn sâu sắc giữa phái Gia-cô-banh và tư sản phản cách mạng
D. Ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển vì động chạm nhiều đến quyền lợi của giai cấp tư sản
Câu 31: Yếu tố nào là cơ bản chứng tỏ Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền,
C. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.
D. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
Câu 32: Tính chất của cuộc Cách mạng Pháp 1789 là gì?
A. Cách mạng giải phóng dân tộc.
B. Cách mạng tư sản.
C. Cách mạng vô sản
D. Cách mạng dân chủ nhân dân.
Câu 33: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Quốc hội Lập hiến tuyên bố xóa bỏ một số nghĩa vụ của nông dân, song các đặc quyền cơ bản của phong kiến vẫn được duy trì.
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của Pháp xâm lấn mạnh quyền tư hữu tài sản là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm.
C. Năm 1792, Quốc hội Lập hiến thông qua Hiến pháp, xác định chế độ quân chủ lập hiến cho nước Pháp.
D. Hiến pháp 1791 đã xóa bỏ một số nguyên tắc trên bộ của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789.
E. Ngày 21- 9 - 1792, quân đội Pháp đánh thẳng quân xâm lược ở Van-mi.
F. Quốc ước ngày 21- 9 - 1792 của Pháp quyết định thủ tiêu chế độ cộng hòa đầu tiên của nước Pháp
G. Cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất ở châu Âu.
Câu 33. A, B, D, G