Câu 1: Năm 1795, ở nước Pháp diễn ra sự kiện lịch sử nào gắn với tên tuổi của Na-pô-lê-ông? A. Na-pô-lê-ông dùng trọng pháp dẹp tan bọn bảo hoàng nổi loạn.
B. Na-pô-lê-ông trở thành quân nhân chuyên nghiệp.
C. Na-pô-lê-ông dùng lực lượng pháo binh đánh tan quân Anh chiếm đóng Tu-lông.
D. Na-pô-lê-ông được Quốc hội phong tướng tài năng ở 24 tuổi.
Câu 2: Cuộc chiến tranh của Na-pô-lê-ông ở các nước châu Âu là cuộc chiến tranh mang tính chất: A. Chiến tranh vệ quốc.
B. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. Chiến tranh xâm lược
D. Chiến tranh bảo vệ cho các nước châu Âu khỏi bị các nước khác xâm lược.
Câu 3: Khi xây dựng kế hoạch chiếm toàn bộ châu Âu và phương Đông, Na-pô-lê-ông chọn nước nào làm điểm khởi đầu cho kế hoạch của mình? A. Nước Áo
B. Nước Anh
C. Nước I-ta-li-a
D. Nước Hà Lan.
Câu 4: Sau một thời gian chinh chiến ở châu Âu và phương Đông, Na-pô-lê-ông trở về Pa-ri vào thời gian nào? A. Tháng 7 - 1799.
B. Tháng 10 - 1799.
C. Tháng 9 - 1799
D. Tháng 11-1799.
Câu 5: Na-pô-lê-ông lên nắm chính quyền ở Pháp sau sự kiện nào? A. Kí Hoà ước với Áo.
B. Đánh chiếm Ai Cập.
C. Đảo chính tháng Sương mù
D. Đánh chiếm Ấn Độ.
Câu 6: Nền đế chế mà Na-pô-lê-ông thiết lập ở Pháp là nền đế chế thứ mấy? A. Đế chế thứ nhất
B. Đế chế thứ hai.
C. Đế chế thứ ba
D. Đế chế thứ tư.
Câu 7: Sau khi trở thành Hoàng đế nước Pháp, Na-pô-lê-ông thực hiện tham vọng gì? A. Đưa nước Pháp trở thành trung tâm kinh tế, tài chính ở châu Âu.
B. Đẩy mạnh xâm lược các nước, làm bá chủ châu Âu.
C. Thôn tính cho bằng được các nước ở Tây Âu.
D. Tất cả các tham vọng trên.
Câu 8: Năm 1804 diễn ra sự kiện gì ở Pháp gắn liền với sự nghiệp của Na-pô-lê-ông? A. Na-pô-lê-ông nắm chính quyền ở Pháp.
B. Na-pô-lê-ông xây dựng kế hoạch đặt chiếm toàn bộ châu Âu.
C. Na-pô-lê-ông lên ngôi Hoàng đế. Thiết lập nên đế chế thứ nhất.
D. Na-pô-lê-ông bị tử trận.
Câu 9: Thất bại thảm hại lần đầu tiên của quân đội Na-pô-lê-ông bởi sự kháng cự mãnh liệt của quân dân nước nào? A. Quân dân Nga.
B. Quân dân Hà Lan.
C. Quân dân Áo.
D. Quân dân Bỉ.
Câu 10: Vào năm nào Na-pô-lê-ông kí hòa ước với Áo? A. Năm 1795
B. Năm 1796
C. Năm 1797
D. Năm 1798.
Câu 11: Trận đánh lớn cuối cùng ở đâu đã làm cho quân đội Na-pô-lê-ông bị tiêu diệt và thất bại hoàn toàn? A. Trận ở Xanh Ê-len.
B. Trận ở Mát-xcơ-va.
C. Trận ở Buy-xen.
D. Trận ở Oa-téc-lô.
Câu 12: Hội nghị Viên do “ủy ban bốn nước” thắng trận quyết định. Đó là bốn nước nào? A. Anh, Nga, Áo, Pháp.
B. Anh, Pháp, Nga, Bỉ.
C. Anh, Nga, Áo, Phổ
D. Anh, Nga, Áo, Bỉ.
Câu 13: Các nước họp Hội nghị Viên nhằm mục đích gì? A. Chia lại lãnh thổ châu Âu.
B. Thảo luận những điều kiện kí Hiệp ước hoà bình, vẽ lại bản đồ châu Âu.
C. Bắt Na-pô-lê-ông phải bồi thường thiệt hại của chiến tranh.
D. Thành lập tổ chức quốc tế để bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới.
Câu 14: Theo quyết định của Hội nghị Viên, ai là người được công nhận là vua nước Pháp? A. Lu-i XVII.
B. Lu-i XVIII.
C. Na-pô-lê-ông.
D. Lu-i XIX.
Câu 15: Chọn các câu đúng trong các câu dưới đây: A. Na-pô-lê-ông chọn I-ta-li-a làm điểm khởi đầu cho kế hoạch đánh chiếm châu Âu và phương Đông.
B. Theo Hòa ước 1797, Áo công nhận vùng tả ngạn sông Ranh thuộc về Pháp.
C. Năm 1799, Na-pô-lê-ông lên ngôi Hoàng đế, thiết lập nền Đế chế thứ nhất ở Pháp
D. Để thực hiện tham vọng bá chủ của mình, Na-pô-lê-ông đẩy mạnh cuộc xâm lược mới ở châu Âu mà đối thủ chính trước mắt là Anh, Pháp, Nga.
E. Quân đội của Na-pô-lê-ông bị tiêu diệt vào năm 1815.
F. Sau Hội nghị Viên, triều đại quân chủ trước Cách mạng tư sản Pháp (1789) bị thủ tiêu
G.
“Liên minh Thần thánh” là liên minh phản động của các vua chúa phong kiến châu Âu chống lại xu hướng cách mạng tư sản.
Câu 15. A, B, E, G