Thưa quý thầy cô cùng các bạn học sinh thân mến!
Em là … xin thay mặt tập thể lớp 9/2 trình bày bàithuyết trình “tuổi trẻ với Biển đảo quê hương”. Em xin được phép bắt đầu.
1. Vai trò của biển đảo:
“Đêm trăm ngàn móng vuốt
Gió cào mặt, sóng phủ đầu
Không tắt ngôi sao trong mắt
Lính đảo vẫn đứng bên nhau "
Đó là một bức tranh biển đêm trong mùa giông bão. Và giữa nơi đầu sóng ngọn gió ấynhững người lính đảo vẫn bình thản, điềm nhiêngiữa bão giông, sóng gió ở khơi xa. Bởi lẽ, ở họ luôn hiện hữu một niềm tin: “Tổ quốc nhìn từ biển”, và vì biển đảo luôn là một phần máu thịt rất thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu!
Từ rất xa xưa, biển -đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các hải đảo và quần đảo đã tạo thành một bộ phận thống nhất của lãnh thổ Việt Nam. Nócùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. -> Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nướclà một nét độc đáo Việt Nam trong quá khứ. Đó cũng chính là nét độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam, cần được giữ vững và phát huy hơn nữa trongkỷ nguyên mới - kỷnguyên của khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Với dân tộc ta, chiến tranh đã lùi xa. Song sẽ vẫncòn vang mãi những ký ức chói lọi chiến côngvề con Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Con đường ấy đã trởthành m ột thiên anh hùng ca bất tử nhắc nhở mỗi chúng ta về giá trị thiêng liêng của biển cả quê hương!
Trong thời đại hòa bình hôm nay, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và thế giới. Biển đảoVN càng có tầm quan trọng vô cùng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đất nước chúng tacó bờ biển dài hơn 3.260km, diện tích biển thuộc chủ quyền khoảng một triệu km2 (lớn gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền); có trên 3.000 hòn đảo ven bờ cùng 12 quần đảo, lớn nhất và có vị thế quan trọng nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông. Vùng biển nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Philíppin, Malaixia, Indonexia, Brunây, Thái Lan, Campuchia.
Tầm quan trọng về vị trí địa lí: Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đều biết rằng:Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực…Có thể nói đó là cánh cửa rộng mở để cho ta vươn ra đại dương bao la, nhằm chủ động hội nhập kinh tế với thế giới có hiệu quả.
- Biển và vùng ven biểnnước ta có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước còn bởi nguồn tài nguyên tiềm tàng mànếu biết khai thác sẽlàm cho quốc giangày càng giầu và mạnh lên từ biển.
- Về quân sự, quốc phòng an ninh: Biển nước ta được ví như mặt tiền, như sân trước,như cửa ngõ của quốc gia. Biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũynhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đ ã ghi nhận trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, thì có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển.
Như vậy có tới 2/3 các cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công x/lược nước ta và đã bị vùi thây tại những tuyến phòng thủ này. => Có thể nói: Từ bao đời nay, biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc Việt Nam và ngàycàng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Tình hình hiện nay:
Bước sang thế kỷ 21,“Thế kỷ của biển và đại dương”, các nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, vì thế các quốc giangày càng quan tâm tới nguồn tài nguyên từ biển cả. Và cũng từ đây, bên cạnh việc đẩy mạnh khai thác biển, có những quốc gia mưu đồ bành trướng mở rộng d/tích biển đảobằng cáchxâm lấn từng bước biển đảo của các q/gia khác.
Nhiều năm gần đây, đặc biệt là vài năm trở lại đây, trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất phức tạp,tác động không nhỏ đến quốc phòng và an ninh nước ta, đó cũng là thách thức lớn đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh của VN trên biển và từ hướng biển: Những nước có tiềmlực lớn về kinh tế, quân sự tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta. Phức tạp nhất là những tranh chấp liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo mọi chứng cứ lịch sử, Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, thế nhưng Trung Quốclại không muốn thừa nhận sự thực hiển nhiên ấy. Họ đã có những hànhđộng đi ngược lại chân lí như: cho thành lập thành phố Tam Sa trên quần đảo Trường Sa, vẽ lại bản đồ biên giới biển theo hình lưỡi bò, tăng cường lực lượng hải quân và hoạt động quân sự trên biển Đông và nhiều hành động khác... Những hành động phi líđó không những đi ngược lại công ước quốc tế,mà còngây bất bình cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội đã phát biểu: “Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta làm chủ thực sự, ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình" – đó là một lời tuyên bố hùng hồn về việc xác lậpchủ quyền đối với các vùng biển, đảo của Việt Nam; đồng thời là sự nhắc nhở về thái độ cương quyết nhưng bình tĩnh của chúng ta. Và cao hơn hết, đó là một “bức tâm thư” gửi tới nhân dân cả nướcvề ý thức và trách nhiệm đối với chủ quyền biển đảo của quê hương.
Cả nước đang hướng về biển đảo với tất cả tìnhyêu và sự quan tâm. Còn chúng ta, tuổi trẻ phơi phới thanh xuân, chúng ta cần làm gì để bày tỏ tình yêu và sự quan tâm của mình?Theo tôi, có rất nhiều việc chúng ta có thể làm để thể hiện điều đó:
- Trước hết, mỗi chúng ta cần nhận thức đầy đủvề vị trí, vai trò to lớn của biển đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệtlàvị trí chiến lược về quốc phòng -kinh tế -xã hội của hai quần đảo Hoàng Savà Trường Sa đối với đất nước. Ta hãy làm một hành kháchđể có những trải nghiệm thật sự tuyệt vời trên hành trình đến với “Biển đảo quê hương". Đ ể khám phá và cảm nhận, để thấy những cái tên đảo, tên người hiện ra sinh động. Để trở về với lịch sử cùng những địa danh, chiến tích và những cái tên đã góp phần khẳng định “Trường Sa -Hoàng Sa là củaViệt Nam". Và hơn thế…để cảm nhận rõ hơn, đầy đủ hơn dáng dấp quê hương.
- Từ sự khám phá cảm nhận đó, tình yêu sẽ đến dịu dàng: đó là t/y dành cho những miền đất,dẫu ta chưa một lần đặt chân đến. T/y với những con người ta chưa hề biết mặt. Yêu sự chânchất giản dị nhưng kiên quyết của những ngư dân đang ngày đêm bám biển làm giàu cho quê hương. Yêu cả những câu chuyện về biển đảo thân yêu, về Trường Sa, Hoàng Sa…Và yêu vẻ đẹp kiên cường của anh bộ đội “gác trời khuya đảo vắng" - đứng trên “đầu sóng, ngọn gió” để “canh giữ đất trời”, bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc.
- Mỗi người có thểtrở thành 1 tuyên truyền viên giúp mọi người cùng hiểu, cùng nhau giữ gìn hải đảo -biên cương của Tổ quốc. Để đến một ngày…những cái tên như Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quốc... sẽ không còn gợi lên sự xa xôi vớibất kỳ người dân Việt Nam nào. Đểmỗi trẻ em trên khắp đất nước biết yêu hơn những câu hát về khơi xa.Những người trẻ hăm hở cống hiến nhiệt tình và sáng tạo, góp phần để VNtrở thành quốc gia "Mạnh về biển - giàu lên từ biển".
- Và quan trọng hơn hết, thế hệ trẻ hôm nay –chủ nhân đất nước, cần đóng góp sức mình bằng những việc làm cụ thể vào công cuộc xây dựng biển đảo quê hương. Hãy có những hoạt động hướng về biển đảo, giản dị thôi, ai trong chúng ta cũng có thể làm được. Gần gũi nhất là cùng nhautham gia tích cực những Cuộc vận động“Góp đá xây Trường Sa", “viết thư gửi lính đảo rường Sa”,“Vì biển đảo thân yêu”,“Triệu trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc”, “Em yêu biển đảo Việt Nam”, “Vì biển xanh quê hương”…Tham giaphong trào thi ảnh,thi tìm hiểu về biển đảo Việt Nam với những nội dung thiết thực để đượchun đúc thêm ý chí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển của thanh thiếu niên trong cả nước.
Có thể còn những âu lo, còn những khó khăn, thách thức…Nhưng tôi tin: tình yêu, niềm tự hào và nỗi lo sẽ hóa sức mạnh khi mỗi người chúng ta sẵn sàng hành động với những việc làm làm thiết thực xuất phát từ tình yêu ruột thịt, lòng tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước.
Các bạn thân mến!
Sống là phải biết hy sinh, biết cống hiến để vươn tới những tầm cao. Trong chiến tranh, các thế hệ thanh niên đã bỏ lại bao hoài bão trên ghế nhà trường, giảng đường đại học, để đi theo tiếng gọi của non sông, tiếng gọi lý tưởng. Và hôm nay, tuổi trẻ chúng ta hãy tiếp tục nung nấu trong trái tim khát vọng “sống để yêu thương và dâng hiến”. Hãy cùngcả thế giới làm vang lên bức thông điệp chung về ước nguyện hòa bình, độc lập, chủ quyền lãnh thổ, giữ vững chủ quyền thềm lục địa và vùng biển của Tổ quốc.
Xin được trích lời dạy của Bác Hồ: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó” để kết thúc bài viết như một cam kết của bản thân trong việc cùng cộng đồng dân tộc tham gia giữ vững biển, đảo của Tổ quốc Việt Nam!
Tôi, bạn và tất cả chúng ta hãy cùng bắt đầu hành trình đến với biển ngay từ hôm nay, thật nhiệt tình các bạn nhé.
Bài thuyết trình của em xin được kết thúc tại đây.
Xin Cảm ơn quý vị đại biểu, quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe.