Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống ở môi trường nước?
A. cá chép, vịt, báo, chó.
B. tôm, mực, ngao, bạch tuộc.
C. sứa, ruồi, ốc, hến.
D. trai, ngao, hươu, hổ.
Câu 2. Hình ảnh dưới đây cho thấy tập tính của ốc sên là đào hốc sâu rồi chui xuống đẻ trứng vào đó. Ốc sên con ra đời sau vài tuần. Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng là
A. bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.
B. để trứng nở nhanh hơn.
C. để trứng nở toàn ốc sên cái.
D. để tăng nhiệt độ ấp trứng.
Câu 3. Trong cơ thể muỗi Anôphen, trùng sốt rét sinh sản
A. phân đôi. B. vô tính. C. hữu tính. D. tiếp hợp.
Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm phân biệt giữa thực vật với động vật?
A. không có khả năng tự di chuyển.
B. không có khả năng phản ứng.
C. đa số không có khả năng tự dưỡng.
D. không có hệ thần kinh và giác quan.
Câu 5. Hãy chú thích vào ô trông thay cho các số trong hình dưới đây
Tự luận (7 điểm)
Câu 1. Em hãy tích vào ô trống của bảng để được câu trả lời đúng.
Bảng 1. Đa dạng về tập tính
STT | Các tập tính chính | Tôm | Tôm ở nhờ | Nhện | Ve sầu | Kiến | Ong mật |
1 | Tự vệ, tấn công | | | | | | |
2 | Dự trữ thức ăn | | | | | | |
3 | Dệt lưới bẫy mồi | | | | | | |
4 | Cộng sinh đề tồn tại | | | | | | |
5 | Sống thành xã hội | | | | | | |
6 | Chăn nuôi động vật khác | | | | | | |
7 | Đực, cái nhận biết nhau bằng tín hiệu | | | | | | |
8 | Chăm sóc thế hệ sau | | | | | | |
Câu 2. Điều kiện sống khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá không? Cho ví dụ?
Câu 3. Gia đình em có thường xuyên đi ăn ngoài hàng quán trên đường phố không? Theo em thì thức ăn được chế biến ngoài hàng quán có đảm bảo vệ sinh không?
Đáp án
Trắc nghiệm
Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: B
Câu 5: Chú thích
Không bào co bóp Nhân nhỏ
Nhân lớn Miệng
Không bào tiêu hóa Hầu
Không bào co bóp Lỗ thoát
Quan sát trùng giày
Tự luận
Câu 1.
STT | Các tập tính chính | Tôm | Tôm ở nhờ | Nhện | Ve sầu | Kiến | Ong mật |
1 | Tự vệ, tấn công | X | X | X | | X | X |
2 | Dự trữ thức ăn | | | X | | X | X |
3 | Dệt lưới bẫy mồi | | | X | | | |
4 | Cộng sinh để tồn tại | | | | | | |
5 | Sống thành xã hội | | | | | X | X |
6 | Chăn nuôi động vật khác | | | | | X | | |
7 | Đực, cái nhận biết nhau bằng tín hiệu | | | | X | | |
8 | Chăm sóc thế hệ sau | | | X | | X | X |
Câu 2.
Điều kiện sống khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của cơ thể và tập tính của cá, cụ thể là:
- Điều kiện sống ở tầng nước mặt, thiếu nơi ẩn náu như cá chám, cá trích có mình thon dài, miệng dài, nhọn, bơi rất nhanh, ăn vụn thức ăn nổi trên mặt nước.
- Điều kiện sống ở tầng nước giữa và tầng đáy có nhiều nơi ẩn náu như cá vền, cá chép chúng có thân tương đối ngắn, bơi chậm, thức ăn ở tầng giữa.
- Điều kiện sống ở hốc bùn đất, ở đáy, như lươn, trạch, chúng có thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến , khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém.
- Những loài cá sống ở đáy sâu hàng ngàn mét có ánh sáng rất yếu hoặc không có ánh sáng thì có mắt rất lớn để tiếp thu ánh sáng, hoặc mắt không phát triển, râu và tua rất dài, một số loài có cơ quan phát sáng ở đầu.
Câu 3.
- Tùy từng điều kiện và thói quen của mỗi gia đình với việc ăn uống ngoài hàng quán.
- Thức ăn ngoài hàng quán trên đường phố thường không đảm bảo vệ sinh vì:
+ Người bán thường còn hạn chế kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện kinh tế hạn hẹp nên có thể thức ăn dễ biến chất làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
+ Việc sản xuất và bày bán thiếu hạ tầng cơ sở và vệ sinh môi trường (cung cấp nước sạch, xử lý rác, chất thải, công trình vệ sinh…).
+ Hoạt động này cũng khó kiểm soát do sự đa dạng, cơ động tạm thời, mùa vụ…
+ Mối nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng (ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm), ảnh hưởng tới cảnh quan và văn minh đô thị.
+ Rau sống được chế biến với số lượng nhiều nên rửa k sach, người ăn dễ mắc bệnh giun đũa.
- Tiến tới cần phải trồng “rau sạch” thì lúc đấy sử dụng rau sống mới an toàn.