Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Động vật nào dưới đây là đại diện của Ngành Thân mềm?
A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.
Câu 2. Hầu hết giun tròn kí sinh ở
A. người, động vật và cả thực vật.
B. nấm.
C. tảo.
D. thực vật.
Câu 3. Tôm thường kiếm ăn vào lúc
A. sáng sớm. B. giữa trưa.
C. chập tối. D. đêm khuya.
Câu 4. Hải quỳ khác san hô ở đặc điểm
A. cơ thể hình trụ
B. kiểu sống bám.
C. không sống tập đoàn.
D. nhiều tua miệng.
Câu 5. Hãy chú thích thay cho các số trong hình dưới đây:
Tự luận (7 điểm)
Câu 1. Em hãy tích vào ô trống của bảng để được câu trả lời đúng.
Bảng 1. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống của chân khớp
STT | Tên đại diện | Môi trường sống | Các phần cơ thể | Râu | Chân ngực (số đôi) | Cánh |
| | Nước | Nơi ẩm | Ở cạn | | Có | Không có | | Không có | Có |
1 | Giáp xác(Tôm sông) | | | | 2 | | | 5 đôi | | |
2 | Hình nhện(Nhện) | | | | 2 | | | 4 đôi | | |
3 | Sâu bọ Châu chấu) | | | | 3 | | | 3 đôi | | |
Câu 2. Em và những người thân trong gia đình em thường lấy giun mỗi năm mấy lần? Tại sao y học cổ truyền khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong 1 năm?
Câu 3. Tại sao trong thụ tinh ngoài số lượng lớn trứng cá chép đẻ ra lại lớn?
Đáp án
Trắc nghiệm
Câu 1: A Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: C
Câu 5:
Chú thích
1. Roi;
2. Điểm mắt;
3. Không bào co bóp;
4. Màng cơ thể;
5. Hạt diệp lục;
6. Hạt dự trữ;
7. Nhân.
Cấu tạo cơ thể trùng roi
Tự luận
Câu 1.
STT | Tên đại diện | Môi trường sống | Các phần cơ thể | Râu | Chân ngực (số đôi) | Cánh |
| | Nước | Nơi ẩm | Ở cạn | | Có | Không có | | Không có | Có |
1 | Giáp xác(Tôm sông) | x | | | 2 | x | | 5 đôi | x | |
2 | Hình nhện(Nhện) | | x | x | 2 | | x | 4 đôi | x | |
3 | Sâu bọ Châu chấu) | | | x | 3 | x | | 3 đôi | | x |
Câu 2.
- Do trình độ vệ sinh xã hội ở nước ta còn thấp, nên dù phòng tránh tích cực cũng không tránh khỏi mắc bệnh giun đũa.
- Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun và tác hại do giun gây ra là như nhau. Giun sống trong ruột, tiết ra chất độc, chiếm lấy thức ăn, hút chất dinh dưỡng, vitamin, prôtein, chất sắt…, gây nên tình trạng choáng váng, mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng… Đối với loại giun đũa có thể gây nên tắc ruột, lồng ruột, thủng ruột và có thể dẫn đến giun chui ống mật. Giun móc có thể gây thiếu máu, suy tim, mề đay… Hoặc giun tóc thường gây tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt vitamin, thiếu máu…
- Phụ nữ mang thai mà nhiễm giun nặng có thể bị thiếu máu, thiếu chất, dẫn đến nguy cơ sẩy thai.
- Trẻ em nhiễm giun nặng thường gầy ốm, suy dinh dưỡng, rối loạn thần kinh, chậm phát triển trí tuệ. Thông thường, trẻ 24 tháng tuổi trở lên là nên cho uống thuốc tẩy giun.
- Do đó, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần phải tẩy giun định kì để bảo vệ sức khỏe.
- Nên tập thói quen tẩy giun định kì cho cả gia đình ít nhất 6 tháng/ lần vào cùng một thời điểm để đạt hiệu quả cap nhất.
- Sử dụng thuốc tẩy giun chỉ là việc tiêu diệt giun chứ không có tác dụng phòng tránh nhiễm giun.
- Để ngăn chặn việc tái nhiễm giun, cần hết sức chú ý giáo dục cho trẻ thực hiện chế độ vệ sinh tốt.
- Cần phải giữ gìn môi trường sống tốt ( vệ sinh phân, nước, rác, chống ruồi, nhặng, gián…) và có ý thức vệ sinh ăn uống.
Vì thế, y học khuyên mỗi năm nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần. Tốt nhất là nên tẩy giun định kì 6 tháng/ lần. Trước khi sử dụng bất cứ 1 loại thuốc trị giun nào cần có chỉ định của bác sĩ.
Câu 3.
- Trong sự thụ tinh, số lượng trứng do cá chép cái đẻ ra lớn vì thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng ít nên xác suất thụ tinh không cao.
- Sự thụ tinh xảy ra ở môi trường trong nước không được an toàn do làm mồi cho kẻ thù.
- Điều kiện môi trường nước có thể không phù hợp với sự phát triển của trứng như nhiệt độ, nồng độ ôxi thấp,…
- Trứng sau khi nở thành cá con có thể bị các sinh vật khác ăn thịt nên tỉ lệ con trưởng thành thấp.