I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục…(1)…của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục..(2)…có trong noãn tạo thành một tế bào…(3)…
A. (1): đực; (2): cái; (3): hợp tử
B. (1): cái; (2): đực; (3): noãn
C. (1): cái; (2): đực; (3): hợp tử
D. (1): đực; (2): cái; (3): noãn
Câu 2: ở thực có hoa, noãn gồm có bao nhiêu nhân?
A.8 B.7 C.6 D.4
Câu 3: Nấm và tảo khác nhau ở đặc điểm nào dưới đây?
A. Nấm sống chủ yếu ở dưới nước còn tảo sống chủ yếu ở trên cạn
B. Nấm có cơ thể đơn bào còn tảo có cơ thể đa bào
C. Nấm không chứa diệp lục còn thảo chứa chất diệp lục
D. Nấm có lối sống hoại sinh còn tảo có lối sống kí sinh
Câu 4: Phương pháp nào dưới đây giúp thức ăn hạn chế được ôi thiu? ( chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng)
A.ướp lạnh B.đậy lồng bàn
C.phơi khô D.ướp muối
Câu 5: Nhiệt độ tốt nhất cho sự phát triển của nấm là:
A.10o C- 15o C B. 20oC - 30o C C. 35o C-40o C D. 25o C-30o C
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh? Trình bày mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh?
Câu 2: Thế nào là hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
Câu 3: So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ
Câu 4: Đây là hình ảnh “một số loại quả”
Dựa vào hình ảnh trên em hãy hoàn thành bảng dưới đây sao cho phù hợp
Các loại quả | Quả khô nẻ | Quả không khô nẻ | Quả mọng | Quả hạch |
Hình ảnh số | ……… | ……… | ………… | ………… |
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM Câu 1:A | Câu 2:A | Câu 3: C | Câu 4: A | Câu 5:D |
II. TỰ LUẬNCâu 1: -Phân biệt giữa thụ phấn và thụ tính Hiện tượng thụ phấn | Hiện tượng thụ tinh |
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy | Thụ tinh là hiện tượng noãn, tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử |
- mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh
Câu 2: Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn
- sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn. Mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành một ống phấn. Tế bào sinhh dục đực được chuyển đến phần đầu của ống phấn
- ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu, khi tiếp xúc với noãn, phần đầu của ông phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn
Câu 3: Cây rêu Cây dương xỉ Rễ giả; thân không phân nhánh; lá nhỏ; chưa có mạch dẫn Rễ thật, thân hình trụ nằm ngang, lá già có phiến lá xẻ thùy, lá non cuộn tròn ở đầu, có mạch dẫn
Câu 4:
Các loại quả | Quả khô nẻ | Quả không khô nẻ | Quả mọng | Quả hạch |
Hình ảnh số | 3,6,8,11,13 | 4,10 | 1,5,7,12 | 2,9 |