I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi bổ dưa hấu, Nam thấy quả có nhiều thịt quả và có thể dễ dàng cắt đôi quả. Dưa hấu là loại
A.quả khô nẻ B.quả mọng
C.quả hạch D.quả khô không nẻ
Câu 2: Dựa vào số lượng noãn trong một hoa, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại?
A.vải B.xoài C.bưởi D.chôm chôm
Câu 3: ở thực vật có hoa, noãn gồm có bao nhiêu tế bào?
A.8 B.7 C.6 D.5
Câu 4: Tính đa dạng của thực vật thể hiện ở điều nào dưới đây? ( chú ý câu hỏi có nhiều hơn một đáp án đúng)
A. số lượng loài
B. sự đa dạng của môi trường sống
C. số lượng cá thể trong mỗi loài
D. số lượng động vật ăn thực vật
Câu 5: Hoạt động nào dưới đây góp phần cải tạo ô nhiễm môi trường?A. Săn bắt động vật hoang dã
B. Đốt rừng làm nương rẫy
C. Sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi
D. Trồng rừng
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày quá trình hình thành hạt và tạo quả
Câu 2: ở thực vật có hoa, noãn gồm bao nhiêu nhân?
Câu 3: Nhóm sinh vật nào có vai trò chủ chốt trong việc giữ cân bằng nồng độ cacbonic và oxi trong bầu khí quyển?
Câu 4: Đây là hình ảnh “Một nửa hạt đỗ đen đã bóc vỏ” và “Hạt ngô đã bóc vỏ”
Quan sát hình ảnh trên và trả lời các câu hỏi dưới đây:
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: B | Câu 2: C | Câu 3: B | Câu 4: A,B,C | Câu 5: D |
II. TỰ LUẬN
Câu 1: - Hình thành hạt: noãn sau khi thụ tinh có những biến đổi , tế bào hợp tử phân chia rất nhanh và phát triển thành phôi, vỏ noãn thành vỏ hạt và phần còn lại của noãn phát triển thành bộ phận chứa dự trữ cho hạt. Mỗi noãn được thụ tinh thành 1 hạt, vì vậy số lượng hạt tùy thuộc vào số noãn được thụ tinh
- Tạo quả: trong khi noãn biến đổi thành hạt, bầu nhụy cũng biến đổi và phát triển thành quả chứa hạt. Những bộ phận khác của hoa héo dần rồi rụng đi
Câu 2: Ở thực vật có hoa, noãn gồm 7 tế bào ( 3 tế bào đối cực, 1 tế bào trứng, 1 tế bào nhân cực và 2 tế bào kèm) và 8 nhân ( tế bào nhân cực có 2 nhân)
Câu 3: Thực vật là nhóm sinh vật đóng vai trò chủ chốt trong việc giữ cân bằng nồng độ khí cacbonic và oxi trong bầu khí quyển. Nhờ khả năng quang hợp, những đại diện của nhóm sinh vật này sẽ hấp thụ khí cacbonic ( thải ra trong hoạt động hô hấp, đốt cháy nhiên liệu…) và thải ra khí oxi ( giúp bù lại lượng khí oxi đã mất do hoạt động hô hấp của sinh vật), nhờ vậy mà nồng độ hai loại khí này được giữ ở mức ổn định theo thời gian
Câu 4: