A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Ở người, phần não nào dưới đây nối liền trực tiếp với tủy sống ?
A. Tiểu não
B. Đại não
C. Trụ não
D. Não trung gian
Câu 2: Sự phân bố chất xám và chất trắng của trụ não tương tự với
A. não trung gian.
B. tiểu não.
C. đại não
D. hạch thần kinh.
Câu 3: Ở người trưởng thành, diện tích bề mặt của vỏ não nằm trong khoảng
A. 2500 – 2800 cm2.
B. 2000 – 2300 cm2.
C. 2800 – 3000 cm2.
D. 2300 – 2500 cm2.
Câu 4: Các tế bào thụ cảm thị giác nằm ở đâu trong cầu mắt ?
A. Lòng đen
B. Màng lưới
C. Lỗ đồng tử
D. Màng mạch
Câu 5: Để phòng chống các bệnh truyền nhiễm về mắt, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc đến nơi có ổ dịch
B. Không dùng chung khăn mặt với người khác
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối
Câu 6: Nội dịch ở ốc tai không được bao quanh bởi loại màng nào dưới đây ?
A. Màng cơ sở
B. Màng cửa bầu dục
C. Màng bên
D. Màng tiền đình
Câu 7: Bộ phận nào của tai có vai trò hứng sóng âm ?
A. Vành tai
B. Ống tai
C. Ống bán khuyên
D. Ốc tai
Câu 8: Quá trình hình thành loại phản xạ nào dưới đây không cần đến sự trải nghiệm hay học tập ?
A. Xếp hàng khi mua thực phẩm
B. Bỏ chạy khi có hỏa hoạn
C. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả me
D. Nổi gai ốc khi có gió lạnh lùa qua
Câu 9: Ráy tai là do các tuyến ráy ở bộ phận nào tiết ra ?
A. Màng cửa bầu dục
B. Màng nhĩ
C. Ống tai
D. Vành tai
Câu 10: Tật cận thị không phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây ?
A. Thể thuỷ tinh bị lão hoá
B. Đọc sách không giữ đúng khoảng cách
C. Cầu mắt dài
D. Tất cả các phương án còn lại
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: Quá trình thu nhận sóng âm ở tai người diễn ra như thế nào ? (3 điểm)
Câu 2: Trình bày cấu tạo của màng lưới. (4 điểm)
ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | A | D | B | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | A | D | C | A |
B. Phần tự luậnCâu 1: Quá trình thu nhận sóng âm ở tai người : Sóng âm từ nguồn âm phát ra sẽ được vành tai hứng lấy truyền qua ống tai và làm rung màng nhĩ, sau đó nhờ sự liên kết giữa màng nhĩ và xương búa mà sóng âm được truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng cửa bầu, vào tai trong gây ra sự chuyển động của ngoại dịch rồi đến nội dịch trong ốc tai màng, từ đó tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tế bào này hưng phấn, chuyển thành xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác truyền về vùng thính giác ở vùng thái dương. Tại vùng thính giác, quá trình phân tích và xử lý các kích thích về sóng âm sẽ cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra. (3 điểm)
Câu 2: Cấu tạo của màng lưới :- Màng lưới là lớp trong cùng của cầu mắt. Tại đây có chứa tế bào thụ cảm thị giác (gồm 2 loại là tế bào nón và tế bào que), ngoài ra còn có thêm các tế bào khác như tế bào liên lạc ngang, tế bào hai cực... (1 điểm)
- Tế bào nón có vai trò tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Ngược lại, tế bào que có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu, giúp ta nhìn rõ về ban đêm (1 điểm)
- Trong màng lưới, tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng (nằm trên trục mắt). Càng xa điểm vàng thì lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là tế bào que. Tại điểm vàng, mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực nhưng nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác (1 điểm)
- Ngoài điểm vàng, tại màng lưới còn có một vị trí đặc biệt khác, đó là điểm mù. Đây là nơi đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh của vật rơi vào vị trí này, chúng ta sẽ không nhìn thấy gì (1 điểm)