I . TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)
Câu 1. Ở thỏ, những răng nào có vai trò nghiền nát thức ăn ?
A. Răng hàm B. răng nanh
C. răng cửa D. Răng cửa và răng nanh.
Câu 2. Ở chim bồ câu, máu đi nuôi cơ thể là loại máu gì ?
A. máu đỏ thẫm
B. máu pha
C. máu pha và máu đỏ thẫm
D. máu đỏ tươi.
Câu 3. Ở thằn Lằn, máu đi nuôi cơ thể là loại máu gì ?
A. máu đỏ tươi B. máu đỏ thẫm
C. máu pha D. máu pha và máu đỏ thẫm.
Câu 4. Bộ lông vũ ở chim xốp, nhẹ có tác dụng gì?
A. Giúp chim nhẹ khi bay và giữ ấm cơ thể.
B. Giữ ấm cơ thể.
C. Giúp cân bằng cơ thể chim khi bay.
D. Bảo vệ cơ thể chim.
Câu 5. Lớp bò sát có các bộ?
A. Bộ có vẩy, bộ cá sấu , bộ rùa và bộ đầu mỏ.
B. 3 bộ: Bộ có vẩy, bộ cá sấu và bộ đầu mỏ .
C. bộ cá sấu , bộ rùa và bộ đầu mỏ.
D. Bộ có vảy, bộ rùa, bộ đầu mỏ.
Câu 6. Thỏ sinh sản như thế nào?
A. Đẻ trứng
B. Đẻ con
C. Đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ.
D. Thụ tinh ngoài
Câu 7. Chim Bồ câu có những kiểu bay nào?
A. Bay vỗ cánh và bay lượn.
B. Không biết bay.
C. bay vỗ cánh
D. Bay lượn
Câu 8. Đặc điểm nào là của thằn lằn ?
A. Da khô có lớp vẩy xương.
B. Da khô có lớp vẩy sừng.
C. Da khô có lớp lông mao.
D. Da khô có vảy sừng và lông mao bao phủ.
Câu 9. Đặc điểm hệ tuần hoàn của bò sát là:
A. Có một vòng tuần hoàn, tim hai ngăn, máu pha.
B. Có hai vòng tuần hoàn.
C. tim ba ngăn, tâm thất có vách hụt, máu ít bị pha.
D. Tim hai ngăn, một vòng tuần hoàn.
Câu 10. Đặc điểm hệ tuần hoàn của ếch là:
A. Có một vòng tuần hoàn, tim hai ngăn, máu pha.
B. Có hai vòng tuần hoàn
C. Tim ba ngăn, máu pha. có hai vòng tuần hoàn.
D. Tim bốn ngăn, hai vòng tuần hoàn.
Câu 11. Đầu gắn với mình thành 1 khối và nhọn về phía trước của ếch có tác dụng:
A. Giúp ếch dễ thở khi bơi
B. Giúp ếch rẽ nước dễ dàng khi bơi
C. Giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy.
D. Giúp Ếch dể thở và rẽ nước khi bơi.
Câu 12. Chức năng Da Ếch là:
A. hô hấp trên cạn.
B. hô hấp dưới nước
C. Hô hấp cả ở dưới nước và trên cạn.
D. giúp Ếch lẩn trốn kẻ thù.
II.TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ?
Câu 2. (2 đ) Giải thích cấu tạo ngoài của chim Bồ Câu thích nghi với đời sống bay?
Câu 3. (2 điểm) Trình bày các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm?
Câu 4. (1 đ) Vì sao nói : Tài nguyên động vật góp phần quyết định sự phát triển của đất nước?
----------------------------------
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I .TRẮC NGHIỆM : (3 đ)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
C | D | C | A | A | C | A | B | C | C | A | C |
II. TỰ LUẬN: ( 7 đ)
Câu | Nội dung đáp án | Điểm |
Câu 1 ( 2 đ) | Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ: Cơ thể được bao phủ bởi lớp lông mao dày giúp thỏ giữ nhiệt cho cơ thể và bảo vệ cơ thể khi chui rúc vào bụi rậm. Hai chi trước ngắn dùng để đào hang. Hai chi sau dài khỏe giúp thể bật nhay xa và di chuyển nhanh. Mắt không tinh, có mi mắt cử động được và có lông mi dài. Mũi thính, hai bên mép có lông xúc giác . Tai thỏ rất thính, có vành tai dài cử động được để định hướng âm thanh. | 0,5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ |
Câu 2 (2 đ) | Cấu tạo ngoài của chim Bồ Câu thích nghi với sự bay: -Thân hình thoi: Giảm sức cản của không khí khi bay -Chi trước (cánh chim): Quạt gió ( Động lực của sự bay ),cản không khí khi hạ cánh -Chi sau: 3 ngón trước. 1 ngón sau giúp chim bám chặt vào cành cay và khi hạ cánh. -Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng, làm cho cánh Chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng. -Lông bông: có các sợi lông làm thành chùm lông xốp, có tác dụng giữa nhiệt và làm nhẹ cơ thể -Mỏ sừng bao bọc lấy hàm không có răng làm cho đầu chim nhẹ. -Cổ: dài khớp đầu với Thân có tác dụng phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi và rỉa lông. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ |
Câu 3 (2 đ) | - Cấm săn bắt, buôn bán trái phép các loài thú quý hiếm. - Bảo vệ rừng và môi trường sống của chung. - Phát triển chăn nuôi những loai thú có giá trị kinh tế. - Xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên để bảo vệ và gây giống các loài động vật quý hiếm và có giá trị kinh tế, khoa học. | 0,5 đ 0,5 đ 0,5đ 0,5 đ |
Câu 4 (1 đ) | - Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người. - Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật… - Nông nghiệp và đời sống: cung cấp phân bón, sức kéo và các giá trị khác như: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống… | 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ |