I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm): Chọn phương án đúng nhất
Câu 1: Chất làm suy giảm chức năng hệ thần kinh là
A. Cocain.
B. Thuốc lá.
C. Ma túy.
D. Rượu chè.
Câu 2: Yêu cầu nào dưới đây không đúng cho một cơ thể khỏe mạnh?
A. Giữ gìn cho tâm hồn khỏe mạnh, tránh âu lo.
B. Xây dựng một chết độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
C. Đảm bảo có một giấc ngủ đủ hằng ngày.
D. Cuối tuần chơi thì phải hết mình.
Câu 3: Tại sao không nên làm việc quá sức và thức quá khuya?
A. Vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động của các hệ cơ quan khác.
B. Vì sẽ ảnh hưởng đến người khác.
C. Vì ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cơ thể.
D. Vì thức khuyu sẽ dẫn đến béo phì.
Câu 4: Thông tin ngược sẽ tác động cái gì khi tế bào có quá nhiều TH?
A. Tuyến yên và vùng dưới đồi.
B. Tuyến yên.
C. Vùng dưới đồi.
D. Tuyến giáp và cùng dưới đồi.
Câu 5: Tiroxin do tuyến nội tiết nào tiết ra?
A. Tuyến yên.
B. Tuyến giáp.
C. Tuyến tụy.
D. Tuyến trên thận.
Câu 6: Trong điều hòa hoạt động của vỏ tuyến trên thận, tuyến yên tiết ra hoocmon nào?
A. FSH.
B. LH.
C. ACTH.
D. TSH.
Câu 7: Trong cơ quan sinh dục nữ, sự thụ tinh thường diễn ra ở đâu ?
A. Âm đạo
B. Ống dẫn trứng
C. Buồng trứng
D. Tử cung
Câu 8: Thông thường, sau khi thụ tinh thì mất bao lâu để hợp tử di chuyển xuống tử cung và làm tổ tại đấy ?
A. 7 ngày
B. 14 ngày
C. 24 ngày
D. 3 ngày
Câu 9: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoocmôn prôgestêrôn được tiết ra chủ yếu nhờ bộ phận nào ?
A. Tử cung
B. Thể vàng
C. Nhau thai
D. Ống dẫn trứng
Câu 10: Quá trình mang thai ở người thường kéo dài trong bao lâu ?
A. 280 ngày
B. 290 ngày
C. 260 ngày
D. 240 ngày
Câu 11: Thai nhi thực hiện quá trình trao đổi chất với cơ thể mẹ thông qua bộ phận nào ?
A. Buồng trứng
B. Ruột
C. Nhau thai
D. Ống dẫn trứng
Câu 12: Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ
A. trứng đã được thụ tinh nhưng không rụng.
B. hợp tử được tạo thành bị chết ở giai đoạn sớm.
C. trứng không có khả năng thụ tinh.
D. trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh.
Câu 13: Ở nữ giới, hoocmôn nào dưới đây không tham gia vào hoạt động điều hoà kinh nguyệt ?
A. Prôgestêrôn
B. Ôxitôxin
C. LH
D. FSH
Câu 14: Ở một người phụ nữ có chu kì đều đặn 28 ngày, giả sử ngày kinh đầu tiên của chu kì tháng này là ngày mùng 2 thì trong các thời điểm sau, ở thời điểm nào trong tháng, người phụ nữ đó sẽ rụng trứng?
A. Ngày mùng 3
B. Ngày 30
C. Ngày 16
D. Ngày 10
Câu 15: Ở một người phụ nữ có chu kì đều đặn 30 ngày, giả sử ngày kinh đầu tiên của chu kì tháng này là ngày mùng 10 thì trong các thời điểm sau, ở thời điểm nào trong tháng, người phụ nữ đó sẽ rụng trứng?
A. Ngày 26
B. Ngày 18
C. Ngày 16
D. Ngày 10
II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (5.0 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? Vì sao như vậy?
Câu 2 (2 điểm): Trình bày cơ chế hoạt động của tuyến tụy
Câu 3 (1 điểm): Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: SINH HỌC – LỚP 8
Thời gian: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm): Mỗi câu đúng 0.33 điểm, 2 câu đúng 0.7 điểm, 3 câu đúng 1 điểm
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
ĐA |
A |
D |
A |
A |
B |
C |
B |
A |
B |
A |
C |
D |
B |
C |
A |
II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (5.0 điểm):
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
1 |
Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần chú ý để tránh suy giảm hệ thần kinh như:
- Không làm việc quá sức.
- Đảm bảo giấc ngủ để hồi sức, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
- Giữ gìn vệ sinh tai, mắt... Tránh các kích thích quá mạnh về âm thanh và ánh sáng.
- Tránh sử dụng những chất gây hại đối với hệ thần kinh như :
+ Chất kích thích : rượu, chè, cà phê ... thường kích thích làm thần kinh căng thẳng gây khó ngủ, ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.
+ Chất gây nghiện : heroin, cây cần sa ... thường gây tê liệt hệ thần kinh, ăn ngủ kém, cơ thể gầy gò, yếu và tác hại về mặt xã hội. |
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25 |
2 |
Sự phối hợp hoạt động của các tế bào α và β của đảo tụy trong tuyến tụy khi lượng đường trong máu giảm hay tăng chính là để giữ cho nồng độ đường trong máu được ổn định.
- Khi lượng đường trong máu giảm (sau hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài) không chỉ các tế bào α của đảo tụy hoạt động tiết glucagon mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2 tuyến trên thận. Tuyến này tiết cooctizon để góp phần vào sự chuyển hóa lipit và prôtêin làm tăng đường huyết. |
1
1 |
3 |
- Hậu quả:
+ Làm ảnh hưởng đến tâm lí, chưa chuẩn bị tâm lí làm mẹ khi còn nhỏ tuổi,ảnh hưởng đến việc học.
+ Dễ bị vô sinh, băng huyết, nhiễm khuẩn và thường sót rau.
- Biện pháp:
+ Tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên.
+ Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ tình dục. |
0,25
0,25
0,25
0,25 |