I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Ếch đồng hô hấp bằng bộ phận nào?
A. da và phổi.
B. chỉ bằng phổi.
C. hệ thống ống khí.
D. mang.
Câu 2. Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật là
A. do sự phun trào núi lửa.
B. do thiên tai, dịch bệnh bất thường.
C. do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
D. do hoạt động của con người.
Câu 3. Biện pháp đấu tranh sinh học có ưu điểm nào dưới đây?
A. nhanh chóng tiêu diệt hết sinh vật gây hại.
B. hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường.
C. đơn giản, dễ thực hiện.
D. tiết kiệm chi phí.
Câu 4. Trong các ngành động vật dưới đây, ngành nào kém tiến hóa nhất?
A. ngành Động vật có xương sống.
B. ngành Giun dẹp.
C. ngành Ruột khoang.
D. ngành Động vật nguyên sinh.
Câu 5. Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Ở Việt Nam có thằn lằn bóng hoa có hình dạng và hoa văn gần giống với thằn lằn bóng đuôi dài. Thằn lằn bóng hoa là động vật …(1)… và …(2)…
A. (1): biến nhiệt, (2): đẻ trứng.
B. (1): biến nhiệt, (2): đẻ con.
C. (1): hằng nhiệt, (2): đẻ trứng.
D. (1): hằng nhiệt, (2): đẻ con
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. Em hãy trình bày vai trò của bò sát đối với đời sống con người.
Câu 2. So sánh kiểu vỗ cánh bay và kiểu bay lượn của chim bồ câu minh họa bằng hình ảnh dưới đây.
Câu 3. Trình bày những biện pháp đấu tranh sinh học.
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm
Câu 1: A Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: D Câu 5: B
Tự luận
Câu 1. - Hầu hết các loại bò sát có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ và những gặm nhấm có hại.
- Một số loài có giá trị thực phẩm như ba ba, cá sấu. Dược phầm ( rượu rắn, mật rắn, nọc rắn, cá sấu).
- Bò sát cần được bảo vệ và gây nuôi những loài quý hiếm.
Câu 2.
STT | Kiểu bay vỗ cánh | Kiểu bay lượn |
1 | Đập cánh liên tục | - Cánh đập chậm rãi và không liên tục - Cánh dang rộng và chim chỉ cần điều chỉnh góc cánh là có thể bay bổng lên cao mà không cần đập cánh. |
2 | Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh | - Chim lượn chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ bởi “đệm không khí” và hướng thay đổi của luồng gió. |
Câu 3. Các biện pháp đấu tranh sinh học là:
- Sử dụng loài thiên địch để tiêu diệt sinh vật gây hại: dùng mèo, cắt, cú, rắn sọc dưa, rắn hổ mang để diệt chuột, chim sâu, ếch nhái, thằn lằn, cá nhỏ để diệt sâu bọ.
- Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại. Dùng ong mắt đỏ đẻ lên trứng sâu xám hại ngô.
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm để diệt sinh vật gây hại.
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại.