Câu 1. Tại sao có gió?Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo thành gió
Câu 2. Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ thổi ra biển?- Ban ngày dưới ánh sáng mặt trời, phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước. Do đó, không khí ở phần biển lạnh hơn không khí ở phần đất liền. Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo thành gió từ biển thổi vào đất liền.
- Ban đêm, phần đất liền nguội đi nhanh hơn phần nước. Do đó không khí ở phần đất liền sẽ lạnh hơn không khí ở phần biển không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo thành gió từ đất liền thổi ra biển.
Câu 3. Gió được chia làm mấy cấp?Năm 1805, một thuyền trưởng người Anh đã chia sức gió thổi thành 13 cấp độ, từ 0 đến cấp 12
Câu 4. Nêu tác hại do bão gây ra. Nêu một số cách phòng chống bão?- Tác hại do bão gây ra thiệt hại về người và của, bão càng lớn gây ra thiệt hại về người và của càng nhiều ,
- Một số cách phòng chống bão:
+ Theo dõi bản tin thời tiết
+ Tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra
+ Khi cần mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn
+ Ở thành phố cần cắt điện
+ Ở vùng biển ngư dân không nên ra khơi vào lúc gió to.
Câu 5.a. Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm? - Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,… là những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm
- Không khí được coi là trong sạch khi những thành phần kể trên có trong không khí với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác
b. Nêu một số cách chống ô nhiễm không khí?Một số cách chống ô nhiễm không khí là:
- Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí
- Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và của nhà máy
-Giảm bụi, khói đun bếp
- Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh…
Câu 6. a. Âm thanh do đâu mà có?Âm thanh do vật rung động phát ra
b. Âm thanh truyền được qua những chất nào?Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí mà còn truyền được qua chất rắn, chất lỏng.
Khi lan truyền ra xa âm thanh sẽ yếu đi
Câu 7. a. Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào? Âm thanh rất cần cho con người. Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu…
b. Ai đã phát minh ra chiếc máy hát?Hơn 100 năm trước đây, nhà bác học Tô-Mát-Ê-đi-xơn đã phát minh ra chiếc máy hát. Với chiếc máy này lần đầu tiên âm thanh đã được ghi lại và phát ra. Ngày nay người ta có thể ghi âm vào băng cát-xét, đĩa CD…
Câu 8. a. Nêu các tiếng ồn nơi bạn ở?Tiếng trống, bước chân, đọc sách…
b. Tác hại của tiếng ồn?Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai,…
c. Nêu một số cách chống tiếng ồn?- Có những quy định chung về không gây tiếng ồn ở những nơi công cộng
- Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn truyền đến tai
d. Bạn cần làm gì để góp phần giảm tiếng ồn cho bản thân và những người khác ở nhà và ở trường học?Tự trả lời ……
Câu 9. a. Kể tên một số vật tự phát sáng, một số vật được chiếu sáng?- Vật tự chiếu sáng: mặt trời, bóng đèn
- Vật được chiếu sáng: Trái đất, cây cối…
b. Mắt ta chỉ nhìn thấy vật khi nào? Mắt ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt
c. Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào? Có thể làm cho bóng của một vật thay đổi bằng cách nào?Phía sau vật cản sáng (khi được chiếu sáng) có bóng của vật đó.
Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi
Câu 10.a. Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng?Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống.
Mặt trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí sạch cho động vật và con người
b. Vai trò của ánh sáng đối với cuộc sống con người?- Nếu mặt trời không chiếu sáng, khi đó khắp nơi sẽ tối đen như mực. Chúng ta sẽ không nhìn thấy mọi vật.
- Ánh sáng tác động lên chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Nó giúp chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khoẻ. Nhờ ánh sáng mà ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên
c. Vai trò của ánh sáng đối với động vật? Loài vật cần ánh sáng để tìm thức ăn, di chuyển, nước uống, phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh. Ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số động vật
d. Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt?-Ánh sáng không thích hợp sẽ có hại cho mắt
-Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt
-Học, đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu đều có hại cho mắt. Nhìn quá lâu hoặc vào màn hình máy tính, tivi cũng làm hại mắt
Câu 12. a. Để đo nhiệt độ của vật ta sử dụng gì để đo?Dùng nhiệt kế
b. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100
0C, nước đá đang tan là 0
0C
Nhiệt độ cơ thể của người khoẻ mạnh vào khoảng 37
0C
Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn mức đó là dấu hiệu của cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa bệnh
c. Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi Câu 13.a. Vai trò của nhiệt độ đối với sự sống như thế nào?Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc không có những biện pháp nhân tạo để khắc phục, mọi sinh vật sẽ chết kể cả người.
b. Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm?Nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi, trái đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó, nước trên trái đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái đất sẽ trở thành một hành tinh chết không có sự sống
Câu 14.a. Thực vật cần gì để sống?- Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường
b. Nhu cầu nước của thực vật như thế nào?- Các loại cây khác nhau có nhu cầu nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn
- Cùng một loại cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau
- Ngoài ra khi thời tiết thay đổi, nhu cầu nước của cây cũng thay đổi. Vào những ngày nắng nóng cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu nước của cây cũng cao hơn
Câu 15. a. Đất trồng được coi là màu mỡ khi nào?Đất trồng được coi là màu mỡ nếu các thành phần chính trong đất là mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, không khí và nước có tỉ lệ thích hợp
b. Nhu cầu chất khoáng của thực vật như thế nào?- Các loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau
VD: + Lúa, ngô, cà chua… cần nhiều nitơ, phốt pho
+ Cà rốt, khoai lang, cải củ,… cần nhiều kali
- Cùng một cây, ở những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau
- Trong trồng trọt nếu biết bón đủ phân đúng lúc, đúng cách sẽ cho thu hoạch cao
Câu 16. Nêu vai trò của không khí đối với thực vật? Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp
- Khi ôxi cần cho quá trình hô hấp của thực vật, thiếu ôxi thực vật sẽ ngừng hô hấp và chết
- Khí các-bô-níc cần cho quá trình quang hợp. Người ta đã phát hiện khí các-bô-níc có trong không khí chỉ đủ cho cây phát triển bình thường. Nếu tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi thì cây trồng sẽ cho năng suất cao hơn. Nhưng nếu lượng khí các-bô-níc cao hơn nữa, cây trồng sẽ chết.
Câu 17. Trình bày quá trình trao đổi chất ở thực vật? (đối chiêu lại sách giáo khoa)- Cũng như con người và động vật, thực vật cần khí ôxi để hô hấp và duy trì các hoạt động sống của mình. Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí ôxi và thải ra khí các-bô-níc
- Thực vật dùng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ (đường, chất bột) từ các chất vô cơ (nước, chất khoáng, khí các-bô-níc…). Các chất hữu cơ này được dùng để nuôi cây
Câu 18. Động vật cần gì để sống?- Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng mới tồn tại và phát triển bình thường
- Phần lớn thời gian sống của động vật dành cho việc kiếm ăn. Các loại động khac nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật, có loài ăn động vật, ăn sâu bọ, có loài ăn tạp
- Kể các loài động vật ăn tạp : gà., heo, vịt..
Câu 19. Trình bày quá trình trao đổi chất ở động vật?Trong quá trình sống động vật lấy vào cho cơ thể khí ôxi, nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường khí các-bô-níc, nước tiểu, các chất thải. Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất
Câu 20. a. Quan hệ thức ăn trong tự nhiên?Cây ngô đã dùng nước, các chất khoáng, khí các-bô-níc, ánh sáng để tạo thành các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm…
b. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên- Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
VD: Cỏ là thức ăn của bò, phân bò thải ra được phân huỷ(nhờ vi khuẩn) trong đất tạo thành các chất khoáng. Các chất khoáng lại là thức ăn của cỏ.