Giải bài tập Sinh học 9, Bài 11: Phát sinh gia tử và thụ tinh
2019-07-08T04:16:11-04:00
2019-07-08T04:16:11-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/giai-bai-tap-sinh-hoc-9-bai-11-phat-sinh-gia-tu-va-thu-tinh-11734.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ hai - 08/07/2019 04:15
Giải bài tập Sinh học 9, Bài 11: Phát sinh gia tử và thụ tinh: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Sinh học 9 và làm bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Trình bày điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hai quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật.
|
Phát sinh giao tử cái |
Phát sinh giao tử đực |
Giống nhau |
- Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
- Noãn bào bậc một và tinh bào bậc một đểu giảm phân để cho giao tử. |
Khác nhau |
Noãn bào bậc một qua giảm phân một cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào, bậc hai có kích thước lớn. |
Tinh bào bậc một qua giảm phân một cho hai tinh bào bậc hai. |
Qua giảm phân hai noãn bào bậc hai cho thể cực thứ hai có kích thước bé và một tế bào trứng có kích thước lớn. |
Qua giảm phản hai mỗi tinh bào bậc hai cho hai tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng. |
Từ mỗi noãn bào bậc một qua giảm phân cho hai thể cực và một tế bào trứng, trong đó chỉ có trứng trực tiếp thu tinh. |
Từ mỗi tinh bào bậc một qua giảm phân cho bốn tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia vào thụ tinh. |
Câu 2. Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?
Sở dĩ bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ vì qua giảm phân, bộ NST đặc trưng của loài (2n) được phân chia liên tiếp hai lần tạo ra các bộ NST đơn bội ở các giao tử.
- Trong thụ tinh các giao tử mang bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n) đặc trưng cho loài. Vậy nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 3. Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở các loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào?
Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở các loài sinh sản hữu tính được giải thích dựa trên cơ sở:
- Nhờ quá trình giao phối, do phân li độc lập của các NST (trong hình thành giao tử) và tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái (trong thụ tinh).
- Do sự tổ hợp lại các gen vốn có của tổ tiên, bố mẹ làm xuất hiện tính trạng đã có hoặc chưa có ở các thế hệ trước.
Câu 4. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?
a) Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái.
b) Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.
c) Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.
d) Sự tạo thành hợp tử.
=> Đáp án: c
Câu 5. Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, hai cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?
Theo bài ra ta có sơ đồ lai:
P: a//A x b//B
GP: ab, aB, Ab, AB
F1:
Giao tử ♂
Giao tử ♀ |
ab |
aB |
Ab |
AB |
ab |
aabb |
aaBb |
Aabb |
AaBb |
aB |
aaBb |
aaBB |
AaBb |
AaBB |
Ab |
Aabb |
AaBb |
AAbb |
AABb |
AB |
AaBb |
AaBB |
AABb |
AABB |
Câu 6. Chọn câu trả lời đúng nhất: Tại sao những diễn biến của NST ở kì sau của giảm phân I là cơ sở tạo ra sự khác nhau về nguồn gốc NST trong các tế bào con được hình thành sau giảm phân II.
1. Ở kì sau của giảm phân I, các NST kép (một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ) trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực tế bào.
2. Các NST kép trong 2 nhân mới được tạo thành có bộ NST đơn bội kép (hoặc có nguồn gốc từ bố, hoặc có nguồn gốc từ mẹ) khác nhau về nguồn gốc.
3. Các NST trong cặp NST tương đồng phân li về 2 cực của tế bào.
4. Các NST kép của 2 tế bào mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì giữa II).
5. Từng NST kép trong 2 tế bào mới tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào, 4 tế bào con được hình thành với bộ NST đơn bội (n) khác nhau về nguồn gốc.
a) 1, 2, 3, 5;
b) 1, 2, 4, 5;
c) 2, 3, 4, 5;
d) 1, 3, 4, 5.
=> Đáp án: b