Giải bài tập Sinh học 9, Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắt thể
2019-07-15T05:16:21-04:00
2019-07-15T05:16:21-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/giai-bai-tap-sinh-hoc-9-bai-23-dot-bien-so-luong-nhiem-sat-the-11754.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ hai - 15/07/2019 05:14
Giải bài tập Sinh học 9, Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắt thể: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Sinh học 9 và làm bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Cơ chế nào dẫn tới sự hình thành thể (2n + 1 ) và (2n - 1 )?
Cơ chế NST dẫn tới hình thành thể (2n + 1) và (2n - 1) được giải thích trên cơ sở sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó (NST thường hoặc NST giới tính) trong giảm phân hình thành giao tử. Kết quả một giao tứ có cả 2 NST của một cặp, còn một giao tử không mang NST nào của cặp đó.
Sơ đồ hình thành thể (2n + 1) và (2n - 1).
Câu 2. Hãy nêu hậu quả của dị bội thể?
Hậu quả của dị bội thể là sự biến đổi số lượng NST ở từng cặp NST, có thể gây ra những biến đổi hình thái như hình dạng, kích thước, màu sắc... hoặc gây bệnh NST.
Câu 3. Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào?
a) Thể tam nhiễm;
b) Thể một nhiễm;
c) Thể không nhiễm;
d) Cả a, b, c
=> Đáp án: d.
Câu 4. Chọn câu đúng, khi viết về hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội:
a) Đa bội hóa là hiện tượng đột biến số lượng ở tất cả các cặp NST, có bộ NST trong tế bào sinh dưỡng là bội số của n (3n, 4n, 5n...).
b) Cơ thể mang các tế bào có bộ NST là bội số của n được gọi là thể đa nhiễm.
c) Thể đa bội chỉ xuất hiện ở các vật nuôi, cây trồng do con người chủ động tạo ra.
d) Thể đa bội có khả năng đồng hóa tăng, làm biến đổi kích thước và tăng sức chống chịu đối với điều kiện bất lợi.
=> Đáp án: a, b và d.