Giải bài tập Sinh học 9, Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắt thể (tiếp theo)
2019-07-15T05:20:39-04:00
2019-07-15T05:20:39-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/giai-bai-tap-sinh-hoc-9-bai-24-dot-bien-so-luong-nhiem-sat-the-tiep-theo-11755.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ hai - 15/07/2019 05:16
Giải bài tập Sinh học 9, Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắt thể (tiếp theo): Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Sinh học 9 và làm bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Trường hợp nào đúng khi nói về hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội:
a) Đa bội hóa là hiện tượng đột biến số lượng ở tất cả các cặp NST, có bộ NST trong tế bào sinh dưỡng là bội số của n (3n, 4n, 5n ...).
b) Cơ thể mang các tế bào có bộ NST là bội số của n được gọi là thể đa bội.
c) Thể đa bội chỉ xuất hiện trong tự nhiên, không có ở các vật nuôi, cây trồng.
d) Thể đa bội có khả năng làm tăng đồng hóa, làm kích thước biến đổi và tăng sức chống chịu của sinh vật đối với điều kiện bất lợi.
=> Đáp án: a, b, d.
Câu 2. Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường như thế nào?
Dưới tác động của các tác nhân vật lí hay hóa chất vào tế bào lúc nguyên phân hoặc giảm phân, hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể có thể gây ra sự phân li của các cặp NST trong quá trình phân bào. Ở hình 24.5 (a) SGK sự hình thành thể tứ bội do rối loạn trong nguyên phân, đó là sự tự nhân đôi của từng NST nhưng không xảy ra phân bào làm số lượng NST trong tế bào tăng gấp bội. Còn ở hình 24.5(b) SGK là sự hình thành thể tứ bội do rối loạn trong giảm phân làm sự hình thành giao tử không qua giảm nhiễm và phối hợp giữa chúng trong thụ tinh đã dần tới hình thành các thể đa bội.
Câu 3. Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu gì? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào?
Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường qua các dấu hiệu kích thước tế bào, cơ quan của cây tăng, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt với điều kiện môi trường không thuận lợi.
Ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như việc tăng kích thước thân, cành cây lấy gỗ, tăng sản lượng gỗ cây rừng. Tăng kích thước thân, lá, củ đối với cây rau, ăn củ. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt để chọn được giống có năng suất cao và sức chống chịu tốt với mọi điều kiện bất lợi của môi trường.
Câu 4. Chọn câu trả lời đúng nhất: Nguyên nhân gây ra thể đa bội là gì?
a) Những tác động vật lí, hóa học vào quá trình phân bào (nguyên phân hoặc giảm phân) làm rối loạn quá trình phân bào.
b) Do các yếu tố tự nhiên làm thay đổi quá trình trao đổi chất tạo ra những cơ thể đa bội.
c) Do cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng làm tăng cường trao đổi chất, tăng cường phân bào nên phát sinh những rối loạn trong quá trình phân bào.
d) Cả a và b.
=> Đáp án: a.