Giải bài tập Sinh học 9, Bài 30: Di truyền học với con người
2019-07-16T06:06:50-04:00
2019-07-16T06:06:50-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/giai-bai-tap-sinh-hoc-9-bai-30-di-truyen-hoc-voi-con-nguoi-11761.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ ba - 16/07/2019 06:06
Giải bài tập Sinh học 9, Bài 30: Di truyền học với con người: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Sinh học 9 và làm bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Di truyền y học tư vấn có những chức năng gì?
Sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ đã hình thành một lĩnh vực mới của di truyền học, đó là di truyền y học tư vấn, đây chính là lĩnh vực của di truyền học. Chức năng của ngành này là chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các tật và bệnh di truyền, để tránh điều đáng tiếc xảy ra.
Câu 2. Việc quy định: nam chỉ được lấy một vợ, nữ chỉ được lấy một chồng, những người có quan hệ huyết thống trong vòng bốn đời không được kết hôn với nhau dựa trên cơ sở khoa học nào?
Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình là:
- Quy định nam lấy một vợ, nữ lấy một chồng là căn cứ vào tỉ lệ giữa nam và nữ ở độ tuổi 18 - 35, ở độ tuổi trưởng thành này nam và nữ có tỉ lệ là 1:1. Số nam và nữ bằng nhau. Nếu để 1 nam kết hôn với nhiều nữ hoặc ngược lại thì dẫn đến mất cân bằng trong xã hội.
- Những người có quan hệ huyết thống trong vòng bốn đời không được kết hôn với nhau vì ở những người cùng huyết thống thường có cặp gen gây bệnh ở trạng thái dị hợp (gen trội át gen lặn), khi họ lấy nhau, các gen lặn gây bệnh gặp nhau, biểu hiện ra đời con làm con cái của họ bị dị tật bẩm sinh tăng lên rõ rệt dần tới suy thoái nòi giống.
Câu 3. Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?
Phụ nữ ở tuổi ngoài 35 không nên sinh con vì dễ sinh ra con bị tật, bệnh di truyền, nhất là bệnh đao. Nếu ở tuổi 20 - 24 khi sinh nở con có khoảng 0,02 - 0,04% mắc bệnh đao thì ở tuổi 35 - 39 số con mắc bệnh đao tăng là 0,33 - 0,42%.
- Cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường vì hầu hết các chất thái độc có trong lòng đất hoặc các vật dụng quanh ta thường xuyên phân rã xâm nhập vào động, thực vật rồi vào người (người sử dụng chúng làm thức ăn) chúng tích lũy trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dục gây ung thư máu, các khối u, đột biến.
Câu 4. Chọn câu trả lời đúng nhất: Người con trai và người con gái sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc có nên kết hôn với nhau không?
1. Không nên kết hôn với nhau.
2. Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh sinh con đồng hợp tử về gen gây bệnh (xác suất có thể tới 1/4).
3. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có người mang bệnh đó.
4. Có thể kết hôn với nhau và sinh đẻ bình thường, vì phần lớn con sinh ra không mang đồng hợp tử về gen gây bệnh.
a) 1, 2, 3;
b) 2, 3, 4;
c) l, 3, 4;
d) 1, 2, 4.
=> Đáp án: a.