Giải bài tập Sinh học 9, Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền ở người
2019-07-16T06:04:36-04:00
2019-07-16T06:04:36-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/giai-bai-tap-sinh-hoc-9-bai-28-phuong-phap-nghien-cuu-di-truyen-o-nguoi-11759.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ ba - 16/07/2019 06:03
Giải bài tập Sinh học 9, Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền ở người: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Sinh học 9 và làm bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người?
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
- Người ta dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người vì người sinh sản chậm và đẻ ít con. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, cho hiệu quả cao.
Câu 2. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau ở điểm nào? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người?
Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới. Còn trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới.
Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta thấy rõ vai trò của kiểu gen, vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng. Thấy được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội.
Câu 3. Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Sự khác nhau giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng?
a) Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới.
b) Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới.
c) Trẻ đồng sinh cùng trứng khác với trẻ đồng sinh khác trứng là bao giờ cũng có những hoạt động giống nhau (cùng học, cùng nghề...).
d) Cả a và b.
=> Đáp án: d
2. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh?
a) Biết được tính trạng nào đó chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, rất ít hoặc không bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường.
b) Biết được tính trạng nào đó dễ bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường.
c) Biết được khả năng phát triển của trẻ để định hướng học tập và công tác về sau.
d) Cả a và b.
=> Đáp án: d