Giải bài tập Sinh học 9, Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
2019-07-22T22:31:25-04:00
2019-07-22T22:31:25-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/giai-bai-tap-sinh-hoc-9-bai-44-anh-huong-lan-nhau-giua-cac-sinh-vat-11780.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ hai - 22/07/2019 22:29
Giải bài tập Sinh học 9, Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Sinh học 9 và làm bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?
Quan hệ cùng loài hỗ trợ nhau khi nhiều cá thể cùng loài sống chung với nhau trong cùng khu vực sống, ở khu vực sống ấy diện tích rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại, phát triển. Hiệu quả nhóm đã tạo điều kiện cho mỗi cá thể có những lợi ích nhất định, ví dụ như việc tìm kiếm mồi thuận lợi hơn, chống kẻ thù hiệu quả hơn, báo hiệu nhau nơi trú ẩn tốt... Khi nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện sống phù hợp chúng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sinh sản cao làm tăng nhanh số lượng cá thể trong đàn.
Câu 2. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễu ra mạnh mẽ.
Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cùng loài và khác loài. Hiện tượng các cành cây phía dưới nhận được ít ánh sáng quang hợp kém, tổng hợp ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lại năng lượng tiêu hao do hô hấp. Mặt khác khả năng lấy nước của cây kém nên cành phía dưới khô héo và rụng.
Khi trồng cây quá dày thiếu ánh sáng hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.
Câu 3. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng.
Để giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật người ta thường áp dụng các biện pháp sau:
Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, nâng suất cao.
Đối với chăn nuôi: Khi đàn quá đông, nhu cầu về nơi ăn chỗ ở trở nên thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt.
Câu 4. Sắp xếp các quan hệ giữa các sinh vật tương ứng với các mối quan hệ khác loài.
Các mối quan hệ |
Kết quả |
Các quan hệ giữa các sinh vật khác loài |
1. Cộng sinh
2. Hội sinh
3. Canh tranh
4. Kí sinh
5. Sinh vật ăn sinh vật khác |
1. …
2. …
3. …
4. …
5. … |
a) Trong một ruộng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất giảm.
b) Số lượng hươu, nai bị số lượng hổ cùng sống (trong một khu rừng) khống chế.
c) Địa y sống bám trên cành cây.
d) Rận, bét sống bám trên da bò.
e) Cá ép bám vào rùa biển để được đưa đi xa.
g) Trâu và bò cùng sống trên một đồng cỏ.
h) Giun đũa sống trong ruột người.
i) Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.
k) Cây nắp ấm bắt côn trùng. |
=> Đáp án:
1. i
2. e
3. a, g
4. c, h, i
5. b, k.
Câu 5. Chọn câu đúng trong các câu sau, khi viết về sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật:
a) Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới các sinh vật khác ở xung quanh.
b) Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.
c) Các cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
d) Các cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
=> Đáp án: a, b, d