Học tốt Sinh học 8, Bài 26. THỰC HÀNH: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nuớc bọt
2019-08-09T12:09:00-04:00
2019-08-09T12:09:00-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/hoc-tot-sinh-hoc-8-bai-26-thuc-hanh-tim-hieu-hoat-dong-cua-enzim-trong-nuoc-bot-11863.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ sáu - 09/08/2019 12:07
Hệ thống lí thuyết cơ bản cần nhớ và hướng dẫn giải bài tập Sinh học 8, Bài 26. THỰC HÀNH: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nuớc bọt: Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK, giải bài tập bổ sung.
I. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
- Quan sát kết quả bước 2 → ghi nhận xét, giải thích:
Các ống nghiệm |
Hiện tượng (độ trong) |
Giải thích |
Ống A |
Không đổi |
Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột. |
Ống B |
Tăng lên |
Nước bọt không có enzim biến đổi tinh bột. |
Ống C |
Không đổi |
Nước bọt đun sôi đã làm hỏng enzim biến đổi tinh bột. |
Ống D |
Không đổi |
Do HCl đã hạ thấp độ pH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột. |
- Quan sát kết quả bước 3 → ghi nhận xét và giải thích:
Các ống nghiệm |
Kết quả (màu sắc) |
Giải thích |
Ống A1 |
Có màu xanh |
Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường. |
Ống A2 |
Không có màu đỏ nâu |
Ống B1 |
Không có màu xanh |
Nước bọt không có enzim biến đổi tinh bột thành đường |
Ống B2 |
Có màu đỏ nâu |
Ống C1 |
Có màu xanh |
Enzim trong nước bọt bị đun sôi không còn khả năng biến đổi tinh bột thành đường. |
Ống C2 |
Không có màu đỏ nâu |
Ống D1 |
Có màu xanh |
Enzim trong nước bọt không hoạt động ở pH axit – tinh bột không bị biến đổi thành đường. |
Ống D2 |
Không có màu đỏ nâu |
II. Trả lời câu hỏi ở mẫu báo cáo
B. KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
Enzim ở trong nước bọt có tên là gì?
Enzim trong nước bọt có tên là amilaza.
Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột?
Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ.
Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện độ pH và nhiệt độ nào?
Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện độ pH = 7,2 và nhiệt độ 370C.
C. KỸ NĂNG
So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường?
So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.
So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta nhận xét về một vài đặc điểm hoạt động của enzim trong nước bọt?
So sánh kết quả các ông nghiệm cho phép ta nhận xét về một vài đặc điểm hoạt động của enzim trong nước bọt như sau:
So sánh kết quả ống nghiệm B với C cho phép ta nhận xét:
+ Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở nhiệt độ 370c.
+ Enzim trong nước bọt bị phá hủy ở nhiệt độ 1000C.
So sánh kết quả ống nghiệm B với D cho phép ta nhận xét:
+ Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở độ pH = 7.
+ Enzim trong nước bọt không hoạt động tốt ở độ pH axit.
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Tại sạo khi ăn nhiều khoai, bắp hoặc cơm nấu chưa chín ta bị sình bụng?
Vì amilaza chỉ chuyển hóa tinh bột chín thành đường, không chuyển hóa tinh bột còn sống.