Học tốt Sinh học 8, Bài 30. Vệ sinh tiêu hóa
2019-08-11T12:21:42-04:00
2019-08-11T12:21:42-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/hoc-tot-sinh-hoc-8-bai-30-ve-sinh-tieu-hoa-11870.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Chủ nhật - 11/08/2019 12:19
Hệ thống lí thuyết cơ bản cần nhớ và hướng dẫn giải bài tập Sinh học 8, Bài 30. Vệ sinh tiêu hóa: Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK, giải bài tập bổ sung.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Qua phần đã học, các em cần nhớ những kiến thức sau:
1. Có nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa như: các vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại trong thức ăn đồ uống, ăn không đúng cách.
2. Cần hình thành các thói quen ăn uống hợp vệ sinh, ăn khẩu phần ăn hợp lí, ăn uống đúng cách và vệ sinh răng miệng sau khi ăn để bảo vệ hệ tiêu hóa tránh các tác nhân có hại và hoạt động tiêu hóa có hiệu quả.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
A. TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
Liệt kê các thông tin phù hợp với các cột và hàng trong bảng:
|
Tác nhân |
Cơ quan hay hoạt động bị ảnh hưởng |
Mức độ ảnh hưởng |
Các sinh vật |
Vi khuẩn |
Răng |
Tạo môi trường axit làm hư men răng |
Dạ dày |
Bị viêm loét. |
Ruột |
Bị viêm loét. |
Các tuyến tiêu hóa |
Bị viêm. |
Giun sán |
Ruột |
Gây tắc ruột. |
Các tuyến tiêu hóa |
Gây tắc ống dẫn mật. |
Chế độ ăn uống |
Ăn uống không đúng cách |
Các cơ quan tiêu hóa |
Có thể bị viêm. |
Hoạt động tiêu hóa |
Kém hiệu quả. |
Hoạt động hấp thụ |
Kém hiệu quả. |
Khẩu phần ăn không hợp lí |
Các cơ quan tiêu hóa |
Dạ dày, ruột bị mệt mỏi.
Gan có thể bị xơ. |
Hoạt động tiêu hóa |
Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả. |
Hoạt động hấp thụ |
Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả. |
- Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?
Vệ sinh răng miệng đúng cách như sau:
+ Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm và thuốc đánh răng có chứa Ca và F, chải răng đúng cách như đã học ở tiểu học.
- Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
Ăn uống hợp vệ sinh gồm các nội dung sau:
+ Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi.
+ Rau sống và các trái cây tươi cần được rửa sạch trước khi ăn.
+ Không ăn thức ăn bị ôi thiu.
+ Không để ruồi, nhặng, gián,... vào thức ăn.
- Khẩu phần ăn hợp lí được thiết lập trên cơ sở nào?
Khẩu phần ăn hợp lí được thiết lập trên cơ sở nhu cầu của cơ thể bảo đảm đủ dinh dưỡng, không dư thừa, cân đối thành phần trong thức ăn (chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ,...). Người lao động nặng cần nhiều thức ăn giàu năng lượng hơn. Cơ thể đang phát triển, cần nhiều prôtêin hơn,... Không ăn uống quá nhiều chất chát (tanin).
- Tại sao ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, thức ăn hợp khẩu vị, ăn trong bầu không khí vui vẻ, sau khi ăn no cần có thời gian nghỉ ngơi lại giúp sự tiêu hóa được hiệu quả?
+ Ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, dễ thấm dịch tiêu hóa hơn giúp tiêu hóa hiệu quả cao hơn.
+ Ăn đúng giờ, đúng bữa tạo phản xạ có điều kiện tiết dịch tiêu hóa làm số lượng, chất lượng dịch tiêu hóa cao hơn, giúp sự tiêu hóa đạt hiệu quả cao hơn.
+ Ăn thức ăn hợp khẩu vị, ăn trong bầu không khí vui vẻ đều giúp sự tiết dịch tiêu hóa được nhiều hơn, giúp tiêu hóa hiệu quả hơn.
+ Sau khi ăn, cần có thời gian nghỉ ngơi giúp cho hoạt động tiết dịch tiêu hóa, cũng như sự co bóp của dạ dày, ruột được tập trung hơn, giúp sự tiêu hóa hiệu quả hơn.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Thử nhớ lại xem trong quá trình sống của em từ nhỏ đã bị ảnh hưởng bởi những tác nhân có hại nào và mức độ tác hại tới đâu đối với hệ tiêu hóa rồi liệt kê vào bảng 30-2.
Bảng 30-2. Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa của bản thân em
Năm |
Tác nhân gây hại |
Mức độ ảnh hưởng |
2005 |
Kí sinh trùng đường ruột. |
Bị kiết lị, nay đã khỏi hẳn. |
2006 |
Vi khuẩn E.coli |
Bị ngộ độc, nôn ói, nay đã hết |
2. Trong các thói quen ăn uống khoa học, em đã có thái quen nào và chưa có thói quen nào?
Trong các thói quen ăn uống khoa học, em đã có thói quen ăn uống hợp vệ sinh, ăn chậm, nhai kĩ, đúng giờ, có khẩu phần ăn hợp lí, thoải mái khi ăn. Nhưng đôi lúc sau khi ăn chưa có thời gian nghỉ ngơi hợp lí.
3. Thử thiết lập kế hoạch để hình thành thói quen ăn uống khoa học?
Em sẽ lập thời khóa biểu học tập ở nhà hợp lí hơn để sau khi ăn có thời gian nghỉ ngơi, không phải vội học ngay vì sợ không kịp giờ.
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
Tại sao dạ dày có thể bị loét?
Dạ dày có thể bị loét do lo âu phiền muộn kéo dài, lao động trí óc quá căng thẳng gây tăng tiết axit, do vi khuẩn hoặc do thức ăn có lẫn những thứ thô ráp, có đầu nhọn hoặc cạnh sắc (xương cá, sạn, cát lẫn trong cơm) hoặc chứa một hóa chất “ăn mòn da” như thơm, khóm (dứa) làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương, có thể chỗ tổn thương không được lớp chất nhầy bảo vệ phủ kín lên trên nữa, pepsin và HCl tấn công vào đó gây loét.
Vì vậy, các em phải cẩn thận khi ăn, tránh ăn uống chua khi bụng đói, sống vui vẻ và học tập có kế hoạch hợp lí.
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.