Học tốt Sinh học 8, Bài 35. Ôn tập học kì I
2019-08-11T23:21:58-04:00
2019-08-11T23:21:58-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/hoc-tot-sinh-hoc-8-bai-35-on-tap-hoc-ki-i-11880.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Chủ nhật - 11/08/2019 23:19
Hệ thống lí thuyết cơ bản cần nhớ và hướng dẫn giải bài tập Sinh học 8, Bài 35. Ôn tập học kì I: Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK.
I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
- Hãy điền các nội dung phù hợp vào bảng 35-1.
Bảng 35-1: Khái quát về cơ thể người
Cấp độ tổ chức |
Đặc điểm |
Cấu tạo |
Vai trò |
Tế bào |
Màng, tế bào chất, nhân, các bào quan. |
Là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể. |
Mô |
Tập hợp các tế bào chuyển hóa có cấu tạo, chức năng giống nhau. |
Đảm nhận chức năng nhất định tùy loại mô. |
Cơ quan |
Nhiều mô hợp thành cơ quan. |
Mỗi cơ quan có chức năng riêng. |
Hệ cơ quan |
Gồm nhiều cơ quan họp thành. |
Bảo đảm cơ thể là một khối thống nhất. |
- Hãy điền các nội dung phù hợp vào bảng 35-2.
Bảng 35-2: Sự vận động của cơ thể
Hệ cơ quan thực hiện vận động |
Đặc điểm cấu tạo |
Chức năng |
Vai trò chung |
Bộ xương |
Gồm xương đầu, xương thân và xương chi. |
Nâng đỡ, bảo vệ cơ thể là nơi bám của cơ. |
Giúp cơ thể vận động được. |
Hệ cơ |
Gồm 600 cơ |
Bám vào xương, cơ co duỗi gây cử động xương. |
- Hãy điền các nội dung phù hợp vào bảng 35-3.
Bảng 35-3: Tuần hoàn
Cơ quan |
Đặc điểm cấu tạo |
Chức năng |
Vai trò chung |
Tim |
Cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết tạo các ngăn tim và van tim. |
Bơm máu vào hệ mạch. |
Đảm bảo sự tuần hoàn máu trong cơ thể. |
Hệ mạch |
Gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. |
Vận chuyển máu. |
- Hãy điền các nội dung phù hợp vào bảng 35-4.
Bảng 35-4: Hô hấp
Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp |
Cơ chế |
Vai trò |
Riêng |
Chung |
Thở |
Nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp. |
Giúp thông khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục. |
Cung cấp ôxi cho tế bào thải CO2 gắn liền với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. |
Trao đổi khí ở phổi |
Khuếch tán. |
Thải CO2 ra ngoài |
Trao đổi khí ở tế bào |
Khuếch tán. |
Tham gia các phản ứng tạo ATP. |
- Đánh dấu √ vào ô trống thích họp trong bảng 35-5.
Bảng 35-5: Tiêu hóa
Hoạt động |
Cơ quan thực hiện
Loại chất |
Khoang miệng |
Thực quản |
Dạ dày |
Ruột non |
Ruột già |
Tiêu hóa |
Gluxit |
√ |
|
|
√ |
|
Lipit |
|
|
|
√ |
|
Prôtêin |
|
|
√ |
√ |
|
Hấp thụ |
Đường |
|
|
|
√ |
|
Axit béo và glixêrin |
|
|
|
√ |
|
Axit amin |
|
|
|
|
|
- Hãy điền các nội dung phù hợp vào bảng 35-6.
Bảng 35-6: Trao đổi chất và chuyển hóa
Các quá trình |
Đặc điểm |
Vai trò |
Trao đổi chất |
Ở cấp tế bào |
Trực tiếp với môi trường ngoài. |
Duy trì sự sống của cơ thể. |
Ở cấp tế bào |
Gián tiếp với môi trường ngoài nhờ môi trường trong. |
Chuyển hóa ở tế bào |
Đồng hóa |
Tổng hợp các chất, tích lũy năng lượng. |
Bảo đảm các hoạt động sống của cơ thể |
Dị hóa |
Phân giải các chất, giải phóng năng lượng. |
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trong phạm vi các kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
- Chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo của ca thể:
Cơ thể là một khối thống nhất được tạo thành từ các hệ cơ quan.
Các hệ cơ quan được tạo thành bởi các cơ quan.
Các cơ quan được tạo thành từ các mô.
Các mô được tạo thành từ các đơn vị là tế bào.
Vậy tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể.
- Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể:
Tế bào có thể thực hiện đầy đủ những chức năng của cơ thể như: trao đổi chất, lớn lên, sinh sản, trả lời kích thích.
Vậy tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
2. Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa).
- Bộ xương tạo thành khung nâng đỡ cơ thể.
Hệ cơ bám vào xương qua khớp động, cơ co duỗi làm xương cử động được.
- Hệ tuần hoàn thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể đến từng tế bào để trao đổi chất duy trì hoạt động sống cho tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể (bộ xương, hệ cơ, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa...)
- Hệ hô hấp: cung cấp O2, thải CO2 cho từng tế bào của các hệ cơ quan (nhờ hệ tuần hoàn luân chuyển O2 và CO2).
- Hệ tiêu hóa cung cấp chất dinh dưỡng cho từng tế bào của các hệ cơ quan (nhờ hệ tuần hoàn luân chuyển chất dinh dưỡng).
3. Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào?
Hệ tiêu hóa: Lấy thức ăn trực tiếp từ môi trường ngoài biến đổi thành chất dinh dưỡng và thải ra môi trường ngoài những chất cơ thể không cần thiết (đây là sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể).
Hệ tuần hoàn vận chuyển máu có chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào để thực hiện quá trình đồng hóa, đồng thời nhận chất thải của tế bào đưa đến hệ bài tiết thải ra môi trường ngoài (đây là sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào).
Hệ hô hấp: lấy O2, thải CO2. O2 tham gia quá trình dị hóa ở tế bào, phân giải các chất sinh năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể, trong đó có quá trình đồng hóa.
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.