Tóm tắt kiến thức: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
1. Hoạt động của tim
a. Tính tự động của tim
- Là khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ dẫn truyền tim.
- Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim gồm: Nút xong nhỉ, nút nhỉ thất, bó His và mạng puốckin
b. Chu kỳ hoạt động của tim
- Tim hoạt động theo chu kì.
- Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhỉ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung
2. Hoạt động của hệ mạch
a. Cấu trúc của hệ mạch: Động mạch, tiểu động mạch, mao mạch, tiểu tĩnh mạch, tĩnh mạch chủ
b. Huyết áp
- Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch khi tim co bóp đẩy máu vào động mạch
- Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co. Huyết áp tâm trương ứng với lúc tim giãn
- Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.
c. Vận tốc máu
- Là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
- Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Trả lời câu hỏi trang 85 SGK Sinh học lớp 11
Câu 1. Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?
Trả lời: Tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nhờ
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp.
- Hệ dẫn truyền tim giúp tim co dãn tự động theo chu kì.
Câu 2. Tại sao huyết úp lại giảm dần trong hệ mạch?
Trả lời: Huyết áp giảm dần trong hệ mạch (từ động mạch chủ —> động mạch lớn —> tiểu động mạch —> tĩnh mạch chủ) là do càng ra xa tim áp lực máu (do tim co bóp đẩy máu) tác dụng lên thành mạch càng giảm.
Câu 4. Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch.
Trả lời: Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch là do tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch của mỗi loại mạch khác nhau