Bài 1: Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ăn
Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt.
Ví dụ: cỏ —> thỏ—» cáo
Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn.
Có hai loại chuỗi thức ăn:
Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.
Ví dụ: Cây ngô -» sâu ăn lá ngô —> nhái —> rắn hổ mang —» diều hâu.
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.
Ví dụ: Lá, cành cây khô —» mối -» nhện —> thằn lằn.
Bài 2: Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo?
Ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên (quần xã đồng cỏ):
- Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây bụi.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu ăn lá cây, rệp, chuột.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.
- Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.
- Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, mối, giun đất.
Ví dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã suối):
- Sinh vật sản xuất: tảo lục, tảo silic, thuỷ tức.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: muỗi nước, tôm, cá mè.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: nhện nước, cá quả.
- Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, giun.
- Chất hữu cơ từ ngoài theo dòng suối: các mẩu lá cây, cành cây, rác,…
Ví dụ về bậc dinh dưỡng của quần xã nhân tạo (quần xã đồng lúa):
- Sinh vật sản xuất: cây lúa.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu đục thân lúa, rệp. chuột.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.
- Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.
- Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, giun đất.
Bài 3: Phân biệt 3 loại tháp sinh thái?
3 loại tháp sinh thái:
- Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số cúa tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Mỗi loại tháp có ưu điểm và nhược điểm:
- Tháp số lượng dễ xây dựng song ít có giá trị vì kích thước cá thể cũng như chất sống cấu tạo nên các loài của các bậc dinh dưỡng khác nhau, không đồng nhất, nên việc so sánh không chính xác.
- Tháp sinh khối có giá trị cao hơn tháp sổ lượng. Do mỗi bậc dinh dưỡng đều được biểu thị bằng số lượng chất sống, nên phần nào có thể so sánh được các bậc dinh dưỡng với nhau. Tuy nhiên, tháp sinh khối cũng có nhiều nhược điểm: Thành phần hoá học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng là khác nhau. Tháp sinh khối không chú ý tới yếu tố thời gian trong việc tích luỹ sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Tháp năng lượng là loại tháp hoàn thiện nhất. Tuy nhiên, xây dựng tháp năng lượng khá phức tạp. đòi hỏi nhiều công sức, thời gian.
Bài 4: Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?
A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Mức độ dinh dưỡng ở tìm bậc và toàn bộ quần xã.
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Đáp án đúng: C. Mức độ dinh dưỡng ở tìm bậc và toàn bộ quần xã.