Hằng, biến, kiểu, biểu thức câu lệnh, lệnh gán, lệnh ghép trong Pascal
2020-07-24T10:53:11-04:00
2020-07-24T10:53:11-04:00
https://sachgiai.com/Tin-hoc/hang-bien-kieu-bieu-thuc-cau-lenh-lenh-gan-lenh-ghep-trong-pascal-13424.html
https://sachgiai.com/uploads/news/2020_07/lap-trinh-pascal.jpg
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ sáu - 24/07/2020 10:50
Giới thiệu về: Hằng, biến, kiểu, biểu thức câu lệnh, lệnh gán, lệnh ghép trong ngôn ngữ lập trình Pascal
1. HẰNG (CONSTANT)
a) Định nghĩa :
Hằng là một đại lượng có giá trị không đổi trong suốt chương trình.
b) Cách khai báo :
CONTS
Tên hằng = giá trị của hằng ;
- Ví dụ :
CONTS
A = 5 ;
B = 3.14
X = 'S' ;
Ta sử dụng tên hằng để chương trình được rõ ràng và dễ sửa đổi.
2. BIẾN (VARIABLE)
a) Định nghĩa :
Biến là một cấu trúc ghi nhớ có tên (đó là tên biến hay danh hiệu của biến).
- Biến ghi nhớ một dữ liệu nào đó gọi là giá trị (Value) của biến. Giá trị của biến có thể được làm thay đổi trong thời gian sử dụng biến.
- Sự truy xuất một biến nghĩa là đọc giá trị hay thay đổi giá trị của biến được thực hiện thông qua tên biến.
- Ví dụ :
Readln (x);
Writein (x) ;
x := 9 ;
- Biến là một cấu trúc để ghi nhớ dữ liệu vì vậy nó phải tuân theo qui định của kiểu dữ liệu : một biến phải thuộc một kiểu dữ liệu nhất định.
b) Cách khai báo :
VAR
Tên biến : kiểu dữ liệu của biến ;
- Ví dụ :
VAR
A : Real ; -
B, C : Integer ;
TEN : String[20] ;
X : Boolean ;
Chọn : Char ;
Cần phải khai báo các biến trước khi sử dụng chúng trong chương trình. Khai báo một biến là khai báo sự tồn tại của biến đó và cho biết nó thuộc kiểu gì.
3. KIỂU (TYPE)
a) Ngoài các kiểu đã định sẵn, PASCAL còn cho phép ta định nghĩa các kiểu dữ liệu khác từ các kiểu căn bản theo qui tắc xây dựng của PASCAL.
b) Cách khai báo :
TYPE
Tên kiểu = Mô tả xây dựng kiểu ;
- Ví dụ :
TYPE
SoNguyen = integer ;
Ten = String[11] ;
Tuoi = 1..100 ;
Color = (Red, Blue, Green) ;
Thu = (ChuNhat, ThuBa, ThuTu, ThuNam, ThuSau, ThuBay);
Và khi đã khai báo kiểu thì ta có quyền sử dụng để khai báo biến.
- Ví dụ :
VAR
i, j : SoNguyen ;
Khach_hang : Ten ;
T : tuoi ;
Mau : Color ;
Ngay_hoc : Thu ;
4. BIỂU THỨC (EXPRESSION)
a) Định nghĩa :
Một biểu thức là một công thức tính toán bao gồm các phép toán, hằng, biến, hàm và các dấu ngoặc.
- Ví dụ :
5 + A*SQRT(B)/SIN(X)
(A AND B) OR c
b) Thứ tự ưu tiên (precedcence) :
Khi tính giá trị của một biểu thức, ngôn ngữ PASCAL qui ước thứ tự ưu tiên của các phép toán từ cao đến thấp như sau :
1. Phép gọi hàm
2. Not, ?
3. *, /DIV, MOD, AND
4. +, ?, OR, XOR
5. =, <>, <=, >=, >, IN.
c) Qui ước tính thứ tự ưu tiên :
Khi tính một biểu thức có 3 qui tắc về thứ tự ưu tiên như sau :
• Qui tắc 1 : Các phép toán nào có ưu tiên cao hơn sẽ được tính trước.
• Qui tắc 2 : Trong các phép toán có cùng ưu tiên thì sự tính toán sẽ được thực hiện từ trái sang phải.
• Qui tắc 3 : Phần trong ngoặc từ trong ra ngoài được tính toán để trở thành một giá trị đơn.
d) Kiểu của biểu thức : là kiểu của kết quả sau khi tính biểu thức
- Ví dụ : Biểu thức sau được gọi là biểu thức Boolean :
not (a and b) or (x = 5)
5. LỆNH GÁN (ASSIGNMENT STATEMENT)
a) Một trong các lệnh đơn giản và cơ bản nhất của PASCAL là lệnh gán.
Mục đích của lệnh này là gán cho một biến đã khai báo một giá trị nào đó cùng kiểu với biến.
b) Cách viết:
Tên_biến := biểu thức ;
- Ví dụ :
Khi đã khai báo
VAR
c : Char ;
i, j : Integer ;
x, y : Real ;
p, q : Boolean ;
thì ta có thể có các phép gán sau :
a := 'A' ;
c := Chr(90) ;
i := (35 + 7) *2 mod 4 ;
i := j + 1 ;
x := 0.5 ;
x := i + 1 ;
p := i > 2*j + 1 ;
q := not p ;
c) Ý nghĩa :
Biến và phát biểu gán là các khái niệm quan trọng của một họ các ngôn ngữ lập trình mà PASCAL là một đại diện tiêu biểu. Chúng phản ánh cách thức hoạt động của máy tính hiện nay, đó là :
- Lưu trữ các giá trị khác nhau vào một ô nhớ tại nhưng thời điểm khác nhau.
- Một quá trình tính toán có thể coi như là một quá trình làm thay đổi giá trị của một (hay một số) ô nhớ nào đó, cho đến khi đạt được giá trị cần tìm.
6. CÂU LỆNH (STATEMENT)
a) Trong một chương trình Pascal, sau phần mô tả dữ liệu là phần mô tả các câu lệnh. Các câu lệnh có nhiệm vụ xác định các công việc mà máy tính phải thực hiện để xử lí các dữ liệu đã được mô tả và khai báo.
b) Câu lệnh được chia thành câu lệnh đơn giản và câu lệnh có cấu trúc :
- Câu lệnh đơn giản :
• Vào dữ liệu : Read, Readln
• Ra dữ liệu Write, Writeln
• Phép gán : :=
• Lời gọi chương trình con.
• Xử 11 tập tin : RESET, REWRITE, ASSIGN...
- Câu lệnh có cấu trúc :
. Lệnh ghép : BEGIN..END
• Lệnh chọn : IF..THEN..ELSE..
CASE..OF..
• Lệnh lặp: FOR..TO..DO..
REPEAT..UNTIL..
WHILE..DO..
c) Các câu lệnh phải được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm phẩy (;). Không bắt buộc phải viết mỗi câu lệnh trên một dòng. Vấn đề là chúng ta phải trình bày chương trình sao cho đẹp, rõ ràng, thể hiện được thuật toán.
- Ví dụ :
Các lệnh :
x := 5; y := 9*x ; z := y + 1;
Có thể viết thành từng dòng :
x := 5 ;
y := 9*x ;
z := y + 1 ;
7. CÂU LỆNH GHÉP
a) Một nhóm câu lệnh đơn được đặt giữa hai chữ Begin và End sẽ tạo thành một câu lệnh ghép.
b) Cách viết:
BEGIN
lệnh 1 ;
lệnh 2 ;
lệnh n ;
END ;