Giải Sách bài tập Toán 6 chương 2 bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu - Luyện tập
2019-10-08T12:16:54-04:00
2019-10-08T12:16:54-04:00
https://sachgiai.com/Toan-hoc/giai-sach-bai-tap-toan-6-chuong-2-bai-5-cong-hai-so-nguyen-khac-dau-luyen-tap-12366.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ ba - 08/10/2019 12:16
Hướng dẫn giải chi tiết: Sách bài tập Toán 6 chương 2 bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu - Luyện tập
42. Tính:
a. 17 + (-3)
b. (-96) + 64
c. 75 + (-325)
Giải:
a. 17 + (-3) = 17 - 3 = 14
b. (-96) + 64 = -(96 - 64) = -32
c. 75 + (-325) = -(325 - 75) = -250
43. Tính:
a. 0 + (-36)
b. |-29| + (-11)
c. 207 + (-317)
Giải:
a. 0 + (-36) = -(36 - 0) = -36
b. |-29| + (-11) = 29 + (-11) = 29 - 11 = 18
c. 207 + (-317) = -(317 - 207) = -110
44. Tính và so sánh kết quả của:
a. 37 + (-27) và (-27) + 37
b. 16 + (-16) và (-105) + 105
Giải:
a. 37 + (-27) = 37 - 27 = 10
(-27) + 37 = 37 - 27 = 10
Nhận xét: Nếu đổi chỗ các số hạng thì tống không thay đổi.
b. 16 + (-16) = 16 - 16 = 0
(-105) + 105 = 105 - 105 = 0
Nhận xét: tổng hai số nguyên đối nhau luôn bằng 0.
45. So sánh:
a. 123 + (-3) và 123
b. (-97) + 7 và (-97)
c. (-55) + (-15) và (-55)
Giải:
a. 123 + (-3) = 123 - 3 = 120 Vậy 123 + (-3) < 123
b. (-97) + 7 = -(97 - 7) = -90. Vậy (-97) + 7 > -97
c. (-55) + (-15) = -(55 + 15) = -70. Vậy (-55) + (-15) < -55
46. Dự đoán giá trị của số nguyên x và kiểm tra lại xem có đúng không:
a. x + (-3) = -11
b. -5 + x = 15
c. x + (-12) = 2
d. 3 + x = -10
Giải:
a. x = -8. Vì (-8) + (-3) = -(8 + 3)= -11
b. x = 20. Vì (-5) + 20 = 20 - 5 = 15
c. x = 14. Vì 14 + (-12) = 14 - 12 = 2
d. X = -13. Vì 3 + (-13) = -(13 - 3) = -10
47. Tìm số nguyên:
a. Lớn hơn 0 năm đơn vị
b. Nhỏ hơn 3 bảy đơn vị
Giải:
a. Số nguyên lớn hơn 0 năm đơn vị là 0 + 5 = 5
b. Số nguyên nhỏ hơn 3 bảy đơn vị là 3 + (-7) = -4
48. Viết hai số tiếp theo của mỗi dãy số sau:
a. -4; -1; 2;... (Số hạng sau lớn hơn số hạng trước 3 đơn vị)
b. 5; 1; -3; ... (Số hạng sau nhỏ hơn số hạng trước 4 đơn vị)
Giải:
a. -4; -1; 2; 5; 8;... (Số hạng sau lớn hơn số hạng trước 3 đơn vị)
b. 5; 1; -3; -7; -11;... (Số hạng sau nhỏ hơn số hạng trước 4 đơn vị)
LUYỆN TẬP
49. Tính:
a. (-50) + (-10)
b. (-16) + (-14)
c. (-367) + (-33)
Giải:
a. (-50) + (-10) = -(50 +10) = -60
b. (-16) + (-14) = -(16 + 14) = -30
c. (-367) + (-33) = -(367 + 33) = -400
50. Tính:
a. 43 + (-3)
b. 25 + (-5)
c. (-14) + 16
Giải:
a. 43 + (-3) = 43 - 3 = 40
b. 25 + (-5) = 25 - 5 = 20
c. (-14) + 16 = 16 - 14 = 2
51. Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng dưới đây:
52. Tính giá trị của biểu thức:
a. a + (-25), biết a = -15
b. (-87) + b, biết b = 13
Giải:
a. (-15) + (-25) = -(15 + 25) = -40
b. (-87) + 13 = -(87 - 13) = -74
53. Số tiền của bạn Dũng tăng x nghìn đồng. Hỏi x bằng bao nhiêu nếu biết số tiền của Dũng:
a. Tăng 10 nghìn đồng?
b. Giảm 2 nghìn đồng?
Giải:
a. Số tiền bạn Dũng tăng 10 nghìn đồng. Vậy x = 10
b. Số tiền của bạn Dũng giảm 2 nghìn đồng tức là tăng -2 nghìn đồng. Vậy x = -2
54. Viết số liền trước và liền sau của số nguyên a dưới dạng tổng.
Giải:
Số liền trước số nguyên a là số a + (-1)
Số liền sau số nguyên a là số a + 1
55. Thay * bằng chữ số thích hợp:
a. -*6 + (-24) = -100
b. 39 + (-1*) = 24
c. 296 + (-5*2) = -206
Giải:
a. -76 + (-24) = -100
b. 39 + (-15) = 24
c. 296 + (-502) = -206
56. Viết mỗi số dưới đây dưới dạng tổng của hai số nguyên bằng nhau: 10; -8; -16; 100.
Giải:
10 = 5 + 5; -8 = -4 + (-4); -16 = -8 + (-8); 100 = 50 + 50
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.