Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Thứ tư - 02/10/2013 09:29
“Tây Tiến” một khúc thơ hội tụ hết những cung bậc cảm xúc khác nhau, từ những vui tươi rộn rã cho đến bi tráng hào hùng hay một phút lơ đễnh mông lung. “Tây Tiến” khắc sâu trong lòng người những dư vị khó phai, tựa như những làn ba thu mát dịu vừa khiến lòng người sảng khoái vừa mang đến sự lạnh lẽo tái tê.
“Tây Tiến” đó là những nét họa tinh tế, những nốt nhạc trầm vang mà Quang Dũng đã cẩn thận từng chút sáng tạo nên, vẽ đến cái cao nhất, sâu nhất, gảy phím đàn cao vút rồi trầm hùng. “Tây Tiến” đó không phải chỉ là miền cương thổ đầy cát bụi, đấy không chỉ là một nỗi nhớ miên man, mà đấy còn là vẻ đẹp, là tượng đài của con người, của những người lính trẻ trung, của những chàng thi sĩ tài hoa dưới lớp áo xanh rì.
 
Bắt đầu trang thơ cách mạng, mỗi nhà thơ có một phong cách khác nhau, tựa như  Chính Hữu đã gợi lên “Đồng chí” của mình bằng hình ảnh miền quê nghèo túng, hay Phạm Tiến Duật với hình ảnh những chiếc xe không kính. Còn với Quang Dũng là gì? Đó không phải là một miền quê mà là một miền đất người đã đi qua, không phải là một lời trần thuật đơn thuần mà là một tiếng gọi. Tiếng gọi thân thương, tiếng gọi nhung nhớ, tiếng gọi đã đưa người lính trở thành một biểu tượng của nỗi nhớ thương:
 
Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
 
Khúc tráng ca dần dần được mở ra, trong dư âm của tiếng lòng. “Tây Tiến ơi!” ba tiếng vang lên với tất cả những gì tha thiết nhất, dạt dào nhất mà cũng đớn đau nhất, lẩn khuất vào lòng người và rung lên những xúc cảm tinh tế. “Tây Tiến” đó chỉ đơn thuần là tên một chiến dịch, tên một đơn vị nhưng lại được cất lên như tiếng gọi tới người mình yêu thương. Cách gọi ấy đầy đam mê, cùng nuối tiếc, tiếng gọi như vút dài trong suốt chiều dài của con sông Mã, từ một âm thanh tạo nên một hình ảnh thơ đậm chất tạo hình. Chúng ta luôn nghĩ rằng, những con người của chiến trường, dưới tầng tầng bom đạn, hẳn sẽ vô cùng cứng rắn, nhưng ngay với câu thơ đầu tiên, Quang Dũng đã cho chúng ta thấy sự mềm yếu rất chân thật trong tâm hồn người lính. Chúng ta như nhìn thấy hình ảnh một con người, đứng bên dòng sông, với đôi mắt cuộn sóng đỏ, run rẩy mà thốt lên lời chia biệt mà cũng là lời nhớ nhung. Người lính nghe trong lòng một nỗi “chơi vơi”, một khoảng trống không gì bù đắp được, một con tim đói khát nhưng không thể tìm được nguồn thỏa mãn. Nỗi nhớ sâu đến sắc, nỗi nhớ khôn nguôi, nỗi nhớ tầng tầng giăng mắc khắp núi rừng Tây Bắc. Những hồi ức cứ chốc chốc hiện lên chan hòa trên “đường lên thăm thẳm mùa chia phôi” trong cái “Tây Tiến mùa xuân ấy”. Từng lời thơ trôi nổi, bồng bềnh, hòa lẫn giữa cái bi thương cùng quyết liệt, giữa sự ám ảnh mà vẫn thật mộng mơ, tâm hồn con người hẳn phải rất tinh tế và nhạy cảm, trái tim chiến sĩ không chai sạn như người ta vẫn nghĩ, nó cháy bỏng tình yêu, dạt dào nhung nhớ, tràn đầy những cung bậc cảm xúc khác nhau mà sẽ rung lên mãnh liệt mỗi khi tìm được nguồn cảm hứng. Nỗi nhớ của người lính, đó là nỗi nhớ máu thịt, nỗi nhớ không thể tách rời khỏi thân thể, tựa như là một phần của trái tim, là bản năng vốn có, họ có thể không tiếc thân mình, xông pha chiến tuyến, cười vang trước những gian nan nhưng cũng dễ dàng rơi lệ trong giây phút biệt ly. Những người chiến sĩ cùng nỗi nhớ mà Quang Dũng tạo nên không phải là những gì cao cả, cao quý xa vời, đó không phải một bức tượng uy nghiêm, hùng tráng, đó là sự giản dị và chân thật trong tâm hồn, khiến cho chúng ta tựa như đến gần với những còn người “sống mãi tuổi 20″ kia.
 
Người lính của Quang Dũng không đơn giản chỉ được thể hiện trong những nhung nhớ mông lung, giống như chính ngòi bút của ông kết hợp nhuần nhuyễn giữa lối miêu tả thực tế cùng lãng mạng. Những người chiến cùng chí khí còn được bộc lộ nhiều hơn trong cuộc hành quân của họ. Nhắc đến hai từ  “trường chinh” người ta liền nghĩ đến một cái gì đó thật dài dặc, thật gian nan và tràn đầy nguy hiểm. Quả thực là như vậy, những con đường hành quân cực nhọc của người lính Tây Tiến cứ nối tiếp hiện ra, bắt đầu từ một “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” , một chốn “Lam Sơn chướng khí”, nếu như khi nói về sương người ta thường nghĩ đến vẻ đẹp lãng mạng, bồng bềnh như trong Việt Bắc của Tố Hữu có câu:
 
“Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”
 
Nhưng với Quang Dũng cũng như binh đoàn Tây Tiến thì trái ngược hẳn, sương trước hết đó là những màn sương mù dày đặc “lấp” người, một thử thách thực sự gành cho con người mà chỉ những ai có bản lĩnh thật sự mới dám dương đầu. Nhưng trước hoàn cảnh đó, thái độ của người lính ra sao, thật lạ kỳ, họ không hề sợ hãi, họ dường như coi “sương lấp” kia trở thành những “bản khói cùng sương” thơ mộng vậy, người chiến sĩ đối mặt với gian nguy với một tâm hồn lạc quan đầy sức trẻ, với cái gọi là “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Mới câu thơ trên ta còn bị cảm giác rợn ngợp xâm chiếm nhưng ngay câu thơ sau đã chao đảo trong vẻ đẹp thần kì của đêm núi rừng. “Hoa về” ở đây không đơn giản là những đóa hoa thiên nhiên, không phải dáng hình thiếu nữ, đó là sự thăng hoa trong tâm hồn, là những xúc cảm căng tràn, là ước ao trải nghiệm trước gian nguy. Ngòi bút Quang Dũng không hề che đậy thực tiễn khốc liệt cũng giống như người lính hứng khởi muốn thử sức mình trước những hiểm nguy. Họ đối mặt khó khăn với một niềm say mê, thích thú tới man dại, dường như chính những gian khổ ấy đã khiến cho bọn họ bừng giấc khỏi những mệt mỏi trên đường. Mà còn hơn thế nữa, sương khói kia chỉ mới là khúc dạo đầu cho một bản trường ca bất tận, tất cả thử thách còn đang chờ đợi phía trước mà ấn tượng nhất chính là địa hình núi cao vực sâu đầy hiểm trở của Tây Bắc:
 
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”
 
Từ “dốc” được điệp lại nhiều lần trong câu thơ kết với với những tính từ mạnh như “khúc khuỷu” và “thăm thẳm” đã vẽ nên cả một không giang hùng vĩ và oai linh. Dốc đã lên cao thì sẽ lên cao vút mà đã xuống sâu thì sâu đến vô cùng. Hai tiếng “khúc khuỷu” còn làm cho ta liên tưởng tới một con đường mấp mô không hề bằng phẳng như người Tây Bắc thường có câu “Mỗi bước đi đầu gối chạm cằm” để hình dung về những con dốc cheo leo hiểm trở. Những người lính đã phải vật lộn với những đèo cao và dốc đứng ấy trong suốt quãng đường hành quân qua miền biên cương Tổ quốc. Nhưng đó mới chỉ là những gian khổ ta có thể hình dung, trên thực tế còn có những hiểm nguy mà ta khó lòng tưởng tượng ra nổi.
 
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
 
Ở đây có một hình tượng rất đặc biệt “cồn mây” không phải “cồn đất” hay “cồn cỏ” mà là “cồn mây”, đây cũng càng không phải một sự tránh lập lại ý thơ, trước có núi đá thì nay có mây trời, đây là một thử thách thật sự của người lính. Có lẽ nhiều người sẽ thấy hình tượng này quá mức lãng mạng, nhưng không, đó cũng chính là một dụng ý của Quang Dũng, nếu như trong cả bài thơ, tác giả đã tinh tế dùng những hình ảnh đối lập giữa hiện thực khó khăn và cảnh sắc mộng mơ, thì ở đây ý thơ hiện thực đã được chia ra giữa hình ảnh thực “dốc núi” và huyễn thực “cồn mây”. Dường như “heo hút cồn mây” kia đã trở thành một thử thách chỉ dành cho người lính, một món quà rất đặc biệt mà Tây Bắc dành tặng những chiến sĩ áo xanh để thử chí nam nhi. Ngoài ra, hình ảnh thơ dường như lạc lõng này còn là sự nhấn mạnh, khiến chúng ta thấy rõ những gian nguy trong quãng đường hành quân của người lính rất đa dạng, nhiều khi là chút khó khăn vụn vặt, nhưng cũng có khi là thử thách khôn cùng. Tuy nhiên, dẫu có khó khăn đến mức nào, gian khổ ra sao thì đoàn binh Tây Tiến vẫn giữ nguyên cho mình một thái độ lạc quan mà còn thêm phần tếu táo khi thốt lên “súng ngửi trời”. Đây là một cách nói đậm chất lính, những  chàng bộ đội trẻ lại dùng từ “ngửi”, một giác quan tầm thường để cảm nhận chốn linh thiêng. Điều này cho thấy sự lạc quan cùng hào sảng của người lính trẻ. Họ đứng trước gian khổ nhưng chí không sờn, lòng không nao núng, họ vẫn cười đùa và coi thường mọi thứ dù có khi những lời cười cợt ấy chỉ là một cách để họ quên đi gian nguy. Họ đã coi mình trở thành vẻ đẹp trung tâm của tạo hóa, tiếng cười vang lên để xua đi khó khăn, biến cực nhọc thành thứ tầm thường. Để rồi sau một chặng hành quân dài dặc họ có thể sảng khoái nhìn lại những thành quả mình đạt được:
 
“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
 
“Ngàn thước”, “ngàn thước” lên cao xuống thấp, đó chính là những chặng đường mà người chiến sĩ đi qua. Họ dường như đã chỉ thẳng vào gian nan mà khảng khái nói rằng, dẫu có bao nhiêu khó khăn gian khổ nữa họ vẫn có thể vượt qua, chắc chắn vượt qua và nhất định sẽ vượt qua. Vóc dáng của người lính bỗng chốc trở nên cao lớn, nó không còn những cái mềm mại của một hồi nhung nhớ, nó không tếu táo như những phút vui đùa, nó nghiêm nghị và oai nghiêm khiến người ta cảm phục. Đối với họ thử thách thực sự không phải là chút sóng lòng sông, không phải ít nhiều trắc trở núi rừng mà phải được đo bằng “ngàn thước”, chỉ những gì là “ngàn thước” mới có thể được coi là thử thách đối với họ. Hiện thực gian khổ là thế nhưng ý chí của người lính vẫn vút cao, sự mạnh mẽ, rắn rỏi như tăng dần lên sau từng thử thách. Họ không vì cực nhọc mà nhụt chí, cực nhọc cho họ thêm chí hướng, cùng sức mạnh để tiếp tục chặng đường bảo vệ nước nhà.
 
 Chí khí ngút trời, lòng quân vững chãi, nhưng dẫu nói gì đi nữa hò vẫn là những chàng trai trẻ của đất Hà thành đầy hào hoa và lãng mạng. Suốt một dọc hành quân gian lao, đoàn binh Tây Tiến đã thể hiện con người chiến sĩ của mình, thì đến khi đôi chân đã mỏi, dừng lại chốn bản làng thì tất cả nhưng phong hoa, thi sĩ bị kìm nén bao lâu liền bất chợt tuôn trào:
 
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ?
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về viên chăn xây hồn thơ”
 
Cả khung cảnh rực rỡ sắc hoa, lấp lánh ánh sáng, quay cuồng trong những khúc nhạc tưng bừng. Những chàng trai cởi bỏ lớp áo xanh, buông lơi cây súng, trở về với chính con người vốn có của mình. Tất cả như ấm dần lên, tất cả như ngả nghiêng và ngây nhất trong ánh sáng lửa đuốc, trong điệu man của khèn của nhạc. Như hoa, tựa mộng, những phút giây ngập tràn cảm hứng, những chiếc lán cũng thành doanh trại oai nghiêm, đêm lửa đuốc thành “hội đuốc hoa” tráng lệ. Giờ phút này họ như quên đi hết tất thảy gian nguy, đứng đón gió nghe tiếng khèn vang, bên ngọn lửa say mê ca vũ. Nếu như trong “Đồng Chí” của Chính Hữu, người lính hiện lên thật đơn thuần giản dị với “Yêu nhau tay nắm lấy bàn tay” hay “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” thì những người lính của Tây Tiến lại trái ngược hoàn toàn. Họ tếu táo, nghịch ngợm, thỉnh thoảng để lại lời trêu ghẹo “Kìa em, xiêm áo tự bao giờ”. Cả không gian vang vọng tiếng cười sảng khoái, tựa như xuân phong mãn ý, xuân tình nở rộ. Sự hiện diện của “em”, sự e ấp tình tứ của “em” như đã gột rửa bụi trường chinh trên vai anh, để anh đắm đuổi trong không gian mà em, nhạc cùng thơ quấn quít. Người lính đã trở thành những chàng thi sĩ nhạy cảm, xao xuyến trước vẻ thi vị của cảnh sắc núi non của con người Tây Bắc, lòng họ rạo rực ngọn lửa tình yêu, tưng bừng sức trẻ, tâm hồn họ lúc này như được sinh ra từ nhạc, từ thơ. Ngọn lửa cháy bỏng ánh lên dung nhan thiếu nữ, ngọn lửa múa ca, phả hơi ấm lên thân mình người lính, ngọn lửa say mê, khiến họ muốn hát ca, vui múa quên đi tháng ngày. Tiếng khèn trong vắt âm vang, vang vọng mãi trong lòng người lính để rồi theo họ “về” Viên Chăn. Tại sao không phải là đi Viên Chăn mà là “về” Viên Chăn? Phải chăng vì men say của Tây Bắc hay bởi bóng dáng “em” đã bỏ bùa anh khiến anh coi dải đất biên cương chính là quê hương mình? Có lẽ cũng chính vì như vậy mà ở khổ thơ cuối cùng Quang Dũng đã viết “hồn về Sầm Nứa” chẳng về xuôi. Những người lính trẻ đã chiến đầu bằng cả một tấm lòng sôi nổi với bao mộng thanh xuân, giấc mộng ấy được gửi các anh gửi vào miền đất lại để thử thách và khẳng định bản thân mình trong một thế giới huyền thoại mà đắm say ngây ngất. Vẻ đẹp trẻ trung lãng mạng của tâm hồn người lính đã được bộc lộ một cách tự nhiên mà sống động vô cùng. Vẻ đẹp mơ mộng, tài hoa đầy quyến rũ khiến người ta không khỏi rung động mà bị cuốn theo. Nhưng không chỉ dừng ở đây, người lính Tây Tiến không chỉ là những chàng trai tài hoa mà còn là những con người tinh tế nhạy cảm, và điều này đã được thể hiện một cách chân thật trong phút chia ly.
 
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”
 
Trôi nổi trong ranh giới giữa hư và thực, hình ảnh con người hiện lên với những ưu tư, trầm mặc, mới phút vừa rồi còn tếu táo, hào hoa thì bây giờ đã trở nên chín chắn và tràn đầy sự ôn nhu khó tả. Hai từ “người đi” gợi một tư thế ngang tàn dứt khoát, đi không ngoại lại, đó dường như là một khúc nhạc chơi vơi mà người chiến sĩ cố gắng tấu lên để che dấu xúc cảm của mình, nén lại nỗi bi thương cùng tê tái của tâm hồn trong chiều sương tiễn biệt. Sông núi trời mây lúc này như liền một mảnh, tất cả những gì của Tây Bắc đều hòa trộn lại mơ hồ trước mắt người đi. Bất quá, màn sương ấy tuy mơ hồ nhưng không hề mù mịt, ở đó ta vẫn có thể nhìn thấy những chuyển động tinh tế của cảnh vật hay nói cách khác là những chuyển động tinh tế của tâm hồn mà bắt đầu là hình ảnh “hồn lau”. Chẳng phải đây là một cách nói đầy thi vị hay sao? Tràn một “nẻo bến bờ” cô quạnh, những khóm lau thấp thoáng nối đuôi nhau, từng bông phấn trắng hòa vào sương mù tựa như những linh hồn trôi dạt. Một nét vẽ giản đơn chỉ bằng những đường phẩy bút, tưởng chừng như  gợi lên những xúc cảm nhẹ tênh nhưng thực sự lại có sức lắng đọng khôn cùng. “Hồn lau” hàng nối hàng “đong đưa” trước mắt độc giả tựa như muốn cuốn cả con người vào trang thơ. Mà cũng phải nói, trong bức họa “Tây tiến”, cảnh không bao giờ chỉ là cảnh, tất cả đều mang một dụng ý riêng, một ý vị riêng. Xin trích dẫn câu thơ của Chế Lan Viên:
 
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn…”
 
Quang Dũng và Chế Lan Viên đều đã đưa “hồn đất” vào trang thơ, điểm khác biệt là ở chỗ. Với Chế Lan Viên “hồn đất” được thể hiện một cách trực tiếp qua những rung động gián tiếp của tâm hồn. Còn với Quang Dũng “hồn đất” được ẩn dụ qua hình ảnh “hồn lau” với sự tiếp xúc thần kỳ bằng thị giác “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”. Thử hỏi, con người đã phải gắn bó với một mảnh đất như thế nào để có thể sử dụng những giác quan thông thường mà cảm nhận tinh hoa của đất? Hai từ “có thấy” vừa để hỏi, lại vừa để trả lời, “người đi” tự vấn bản thân, tự hỏi mình năm đó có thực đã thấy được linh hồn của Tây Bắc? Và ngay khi “hồn lau” xuất hiện, mọi nghi ngờ đều tan theo mây khói, vì nếu không tận mắt chứng kiến sao người có thể lưu lại được hình ảnh tuyệt diệu kia. Hơn thế nữa, điều này còn lần nữa được khẳng định khi từ một cái “có thấy”, nhà thơ đã đi tới:
 
“Có nhớ dáng người trên độc mộc”
 
Nếu câu thơ trên là linh hồn của đất, thì câu thơ sau chính là sức sống của đất – con người. Bóng dáng ai thấp thoáng màn sương, mơ hồ ẩn hiện trên chiếc thuyền “độc mộc”, hai tiếng “độc mộc” lại là một điểm nhấn nữa, nó gợi lên một sự lẻ loi, heo hút, và cô liêu đến nhường nào. Nếu như “sương” và “hồn lau” chỉ như có như không làm hiện lên nét buồn tê tái thì tại đây, dáng người kia đã thể hiện một cách sâu sắc nỗi nhớ của người lính trẻ. Giống như trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử :
 
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền…”
 
Hình ảnh mặt chữ điền ấy, không rõ là gương mặt phụ nữ hay đàn ông, cũng không rõ “người thôn Vĩ” hay “người về thôn Vĩ” nhưng ta vẫn có thể cảm nhận một cách sâu sắc mặc cảm chia lìa đậm nét đầy bức bối và tuyệt vọng của nhà thơ. Và với Quang Dũng cũng vậy, dáng người xuất hiện với đường nét mảnh mai, chỉ gợi không phải tả. Dáng người không nhất thiết là một cô gái Thái hay một chàng trai Thái, đó đơn giản chỉ là cách gọi chung cho con người, mà hơn hết là con người của Tây Bắc. Dáng người kia, đó là sự đại diện cho tiếng nói, cho sức sống, cho sức mạnh của một miền đất. Người lính nhớ người cũng là nhớ tới tinh thần của ngàn dặm núi rừng, nhớ tới điều đã thực sự cuốn hút họ, khiến họ gắn bó với mảnh đất hoang sơ này. Tình yêu trọn vẹn, yêu không phải là ở cái vỏ bọc bên ngoài, mà là dùng chính tâm hồn mình để cảm nhận, để yêu quý linh hồn và thần thái của một miền cương thổ, tình yêu ấy lớn đến nhường nào, sâu đậm tới mức nào, ta thật khó lòng cảm nhận hết nổi. Người lính của Quang Dũng, đậm đà và tình cảm như vậy, những người bộ đội vừa đáng kính vừa đáng yêu. Họ không chỉ cho ta thấy những thứ hào hùng của một thời chiến loạn mà còn cho ta thấy những gì tính tế nhất, nhạy cảm nhất ẩn sâu trong tâm hồn con người, gian nan không khiến họ trở nên chai sạn mà chỉ khiến sự hào hoa của họ rực rỡ thêm thôi.
 
Người lính hiện lên chân thực, thơ mộng, lãng mạng, đa tình, những đồng thời họ cũng hào hùng và dũng cảm không chỉ trong chí khí trên bước đường hành quân mà còn đầy bi tráng trong phút hy sinh.
 
“Anh bạn giãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
 
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
 
Cái chết đó có thể là một hiện thực đớn đau những đó là điều tất yếu khó có thể tránh khỏi bởi chiến tranh vốn là “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, là sự mất mát, chiến tranh là hy sinh, con người biết chấp nhận hiện thức và sống cùng hiện thức, không những thế còn tô điểm cho hiện thực khốc liệt, khiến cho gian nan cũng mang vẻ đẹp riêng. Cụm từ “không bước nữa” mang trong mình thứ tình cảm thổn thức khó diễn tả bằng lời, “không bước nữa” có thể chỉ là một phút nghỉ ngơi nhưng cũng có khi phút nghỉ ngơi ấy sẽ kéo dài mãi mãi. Những dẫu thế nào đó vẫn là sự lựa chọn đầy chủ động của người lính Tây Tiến, là bản thân họ không muốn tiến bước chứ không phải do bị ngoại cảnh cản ngăn. Họ hoàn toàn thanh thản, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”, một vẻ đẹp ngang tàn, ngạo nghễ, xuất hiện ngay trong hiện thực “sống sít” nhất. Cay đắng là thế, gian khổ là thế, tại nơi heo hút cồn mây này, người chiến sĩ một khi hi sinh sẽ vùi mình vào đất, từng “nấm mồ viễn xứ” cứ vậy hiện lên. Nhưng với Quang Dũng hiện thực tàn nhẫn ấy đã được chắp thêm đôi cánh lãng mạng, tấm áo xanh đã biến thành áo bào sang trọng, người lính tựa như những ông vua trên chiến trường, ra tay sát phạt quân xâm lược, rồi đến khi mệt mỏi sẽ trở về lâu đài “đất mẹ” của mình, về với vòng tay của quê hương, đất nước. Nhịp thơ lắng đọng, trầm hùng, hình ảnh thơ như đọng lại mãi trong giây phút ngã xuống huy hoàng ấy. Cái chết của người linh mang theo sự mãn nguyện cùng thống khoái, cái chết tràn trề niềm tự hào. Tựa như trước kia vẫn luôn như vậy, cho dù cả “đoàn binh không mọc tóc” nhưng vẫn luôn “dữ oai hùm”. Họ hành quân trong gian nan, chiến đấu trên huyết lộ và hy sinh trong sự thỏa mãn mà kiêu hùng.
 
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
 
Họ không tiếc sinh mạng mình mà xông pha nơi trận mạng, họ dứt khoát chọn lựa những gian khổ, thách thức cùng cái chết kia, một lẽ sống mà cả đời cũng không hối hận. Chữ  “chẳng tiếc” ấy là một sự gồng mình lên của những người lính vô danh, họ muốn Tổ quốc trường tồn, họ góp tay xây nên sự bất tự cho Tổ Quốc, như nhà thơ thanh thảo đã viết:
 
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc
Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em..?”
 
Cả huyền thoại VN một thời được làm nên bời những sự gồng mình ấy, bởi những tuổi hai mươi ngạo nghễ hào hùng.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ ABC8
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ i9bet
xs66 ⇔ Jun88 ⇔ kuwin ⇔ SHBET
kuwin ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
8KBET ⇔ New88 ⇔ ok365 ⇔ df999
18win ⇔ 789BET ⇔ Kubet ⇔ 79king
sin88.run ⇔ 789BET ⇔ BJ88 ⇔ 23win
33win ⇔ hq88 ⇔ BJ88 ⇔ LINK SHBET
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
Luck8 ⇔ https://98win.care/ ⇔ 88clb
77win ⇔ 789bet ⇔ Nhà cái 789bet
bet88 ⇔ F168 ⇔ Nhà cái MB66
WW88 ⇔ J88 ⇔ BJ88 ⇔ KUBET
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
78WIN ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ May88 ⇔ 789club ⇔ ABC8
Kubet ⇔ saowin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
https://23win.school/ ⇔ hi88 ⇔ 33win
QQ88 ⇔ https://69vncom.pro/ ⇔ Bet88
HCM66 ⇔ https://88clb.promo/ ⇔ i9bet
Kuwin ⇔ NEW88 ⇔ k8cc ⇔ 33WIN
https://1mb66.com/ ⇔ https://kubetvn88.com/
https://ww88.fund/ ⇔ https://uk88.rocks
https://8xbet68.net/ ⇔ https://u888com.club/
kubet.li ⇔ BJ88 ⇔ https://hello8880.net/
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
Shbet ⇔ hitclub ⇔ https://ww88.cruises/
F168 ⇔ v9bet ⇔ https://u8888.mobi/
Go88 ⇔ http://sunwinvn.live/ ⇔ Sunwin
RR88 ⇔ iWin ⇔ https://kuwin.education/
http://sunwinvn.me/ ⇔ https://geteconow.com/
https://springdalefurnishings.com/ ⇔ 789WIN
trang chủ 789bet ⇔ 79king ⇔ 188bet
https://abc8.education/ ⇔ 789BET
https://188bethn.com/ ⇔ https://33win.community/
https://thuocvienquany.com/ ⇔ https://shbet.pw/
https://ajjaaudio.com/ ⇔ https://88clb.fitness/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
https://33winco.com/ ⇔ https://sunwin214.com/
88NN ⇔ U888 ⇔ http://sunwinvn.shop/
https://iwin.locker/ ⇔ https://wreachavoconline.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://789club60.com/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ 68gamebai
23win ⇔ https://789club24.com/ ⇔ good88
SHBETSHBET ⇔ qh 88 ⇔ 8xbet
sunwin ⇔ 789win ⇔ https://69vnn.com/
https://bet88.football/ ⇔ https://j88com.app/
https://go88club13.com/ ⇔  https://8xbetj.net/
https://bk8link2.com/ ⇔  https://bk8link3.com/
https://bk8link4.com/ ⇔  https://bk8link5.com/
https://bk8link6.com/ ⇔  https://12betlink1.com/
https://vididong.com/ ⇔ j88 ⇔ SHBET
https://tp88.finance/ ⇔ https://hi88.gives/
33win ⇔ https://181bet.group/ ⇔ win55
https://juice-headquarters.com ⇔ w88
f8bet f8bet004.com ⇔ https://23win.build/
88clbz.store ⇔ https://shbet.wedding/
http://sunwinvn.site/ ⇔ New88 com ⇔ 79king
https://ww88.supply/ ⇔ https://fb88.voyage/
Link vào NEW88 ⇔ http://oole777.org/
https://sosliberty.com/ ⇔ 789club ⇔ 789Bet
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://bj88.gen.in/
https://museovirtual.info/ ⇔ https://nnohu90.online/
http://iwinn.co/ ⇔ https://789beta2.com/
789bet ⇔ https://bj88.community/
https://88clb.lawyer/ ⇔ QQ88 ⇔ i9bet
Kubet ⇔ kubet ⇔ j88 ⇔ abc8
Nhà cái SHBET ⇔ https://shbet.law/
https://polodemocratico.info/ ⇔ https://ok365.tours/
https://j88.photography/ ⇔ f168
https://23win.cruises/ ⇔ https://kuwin.support/
https://f168.loans/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây