Phân tích chương “Đất Nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm để làm nổi bật điểm độc đáo của tác giả về tư tưởng “Đất nước này là Đất Nước nhân dân”

Thứ bảy - 14/03/2015 12:23
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nghe và không khỏi xúc động khi nghe những lời tự tình ngọt ngào này trong bài hát Đất Nước phổ thơ Tạ Hữu Yên.
Đất Nước tôi
Thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi
 Hai lần khóc thầm lặng lẽ...
 
Trong đó nổi bật lên là cảm xúc về đất nước “suốt đời lam lũ”, “gian khổ”, “tần tảo” nhưng vẫn “chung thủy” và “vẹn tình”. Quả thật, chưa bao giờ chủ đề đất nước lại nở rộ như trong thơ chống Mĩ cứu nước. Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm ra đời trong không khí đấu tranh mỗi lúc một khốc liệt cuối năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, hướng về nhân dân, đất nước và hòa mình vào cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.
 
Tuy được viết trong hoàn cảnh như vậy, trường ca Mặt đường khát vọng vẫn mang những nét riêng, khẳng định được vai trò của mình trong nền văn học Việt Nam. Chương thứ V: Đất Nước có lẽ là phần hay nhất của bản trường ca. Qua đó hiện lên một đất nước Việt Nam mang vẻ dân gian, mĩ lệ, lung linh, huyền ảo. Với bút pháp trữ tình và giọng điệu tha thiết sâu lắng, tác giả đã lần lượt cho ta thấy bề dày văn hóa lịch sử của người Việt Nam, qua đó cũng là sự thấm sâu của quan niệm “ĐấtNước này làĐất Nước nhân dân” trong tư duy nghệ thuật và cảm hứng sáng tạo của nhà thơ. Quan điểm này trước tiên được thể hiện trong cái nhìn gần gũi, thân quen:
 
Khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngàyxưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mìnhbiết trồng tre mà đánh giặc
 
Rõ ràng, đất nước là cái gì đó rất thân quen, bình dị, gần gũi, là bất cứ cái gì ta có thể gặp trong cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi con người. Từ câu chuyện cổ tích mẹ kể, từ miếng trầu bà ăn đến búi tóc của mẹ, cái kèo cái cột, hạt gạo... đều như ẩn chứa hình ảnh đất nước trong đó.
 
Câu hỏi thứ nhất “Đất Nước” có từ khi nào? Được trả lời không phải bằng một tiêu chí thời gian, bằng một thời điểm cụ thể mà bằng chất liệu dân gian, là phong tục tập quán có từ lâu đời. Ta đã từng nghe rồi:
 
Miếng trầu là đầu câu chuyện
 
Thật vậy, miếng trầu là biểu tượng có ý nghĩa nhất của văn hóa Việt Nam. Nó thể hiện cho sự gắn bó keo sơn, cho tình cảm giữa người với người. Nguyễn Khoa Điềm đã trả lời“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu”có nghĩa là bao lâu tục nhai trầu đã trở thành phong tục, tập quán của người Việt thì đó cũng chính là bề dày lịch sử của đất nước. Nó nêu cao giá trị tinh thần, giàu tình cảm, giàu ân nghĩa thủy chung:
 
Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
 
(Ca dao)
 
Tình cảm lứa đôi, vợ chồng cũng sâu sắc mặn mà như gừng, như muối. Câu ca dao so sánh thật giản đơn nhưng cũng thật ý nghĩa. Đó chính là sự chia sẻ đắng cay ngọt bùi, là sự thề nguyền suốt đòi gắn bó, thủy chung. “Đất Nước” có từ ngày đó, từ ngày con người Việt Nam có phong tục tập quán, có ân nghĩa thủy chung. Đó chính là văn hóa, có văn hóa, chúng ta có đất nước.
 
Vậy thì “Đất Nước” là gì mà lại có chiều sâu lịch sử đến thế? Nguyễn Khoa Điềm có lối chiết tự độc đáo:
 
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
 
Đất nước chính là không gian sinh tồn, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt và đời sống tinh thần của con người. Nguyễn Khoa Điềm không ngần ngại nói cả chuyện riêng tư bởi đất nước quá thiết thân, gắn bó. Đất nước cũng chính là địa điểm không gian và thời gian làm cho tìnhyêu đôi lứa nẩy nở. Đất nước xuất hiện cả trong những lời tâm tình, thủ thỉ và nhất là cả trong nỗi nhớthầm. Ta đã từng nghe câu ca dao:
 
Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai, khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai, khăn chùi nước mắt...
 
Chiếc khăn đầy mộng mơ tình tứ, đầy thao thức nhớ nhung cũng được đem ra để định nghĩa đất nước. Thật là hết sức thú vị! Thú vị hơn nữa là đất nước không phải được định nghĩa một cách cứng nhắc, khô khan mà gần gũi khiến ta ngỡ ngàng. Nó như một trò chơi mãi không chán của đứa trẻ, cầm hai chữ “Đất Nước” tháo ra, lắp vào đầy bất ngờ thú vị.
 
Đất là nơi “Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “Con cá ngư ông móng nước biển khơi”
 
Và:
 
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
 
Tác giả đã dùng hình thức điệp và lí giải bằng cái chiết tự “Đất Nước” thành hai yếu tố hợp thành, thể hiện sự cảm nhận đất nước trong sự thống nhất của các phương diện địa lí và lịch sử. Đó chính là một đất nước với rừng vàng biển bạc, giàu có trong những câu chuyện cổ tích rất quen thuộc, với:
 
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
 
Đến đây thì đất nước lại trở về cội nguồn của truyền thống Lạc Long Quân và Âu Cơ, trởvề với thời kì dựng nước của dân tộc. Qua đó, cho thấy ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với sự trường tồn của đất nước:
 
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con để cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
 
Hai từ “gánh vác” đã cho thấy trách nhiệm rất cao cả của thế hệ con cháu trong công cuộc dựng nước, giữ nước. Bên cạnh đó cũng không quên bổn phận làm con làm cháu, biết ơn những người ta khai sinh ra đất nước để chúng ta có được ngày hôm nay. Hai tiếng “cúi đầu” rấtthiêng liêng, biểu hiện sự thành kính hướng tâm linh về nơi đầu nguồn, về cội rễ dòng giống dân tộc. Ai đã từng có cảm giác run run vái nhang trước bàn thờ tổ tiên trong ngày giỗ linh thiêng mới cảm nhận hết được nghĩa cử cao đẹp đó. “Dặn dò con cháu chuyện mai sau” không đề cập đến cách làm giàu, cách hưởng thụ sung túc mà chính là “Nhớ ngày giỗ Tổ” cho thấy tình nghĩa của dân tộc đối với những người đã khuất. Bởi đất nước trường tồn là ở con người được truyền qua các thế hệ, sinh sản, kế thừa và lưu truyền cho đất nước tồn tại.
 
Trên chiều rộng của không gian địa lí và chiều dài của thời gian lịch sử, đất nước được thể hiện tập trung trong các bình diện văn hóa, phong tục, truyền thống tinh thần của dân tộc, trong đời sống hằng ngày và trong biến cố lịch sử, trong cuộc sống mỗi cá nhân và cuộc sống cộng đồng. Đó là cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp, nhiều chiều của nhà thơ về đất nước. Từ đó mạch thơ lại dẫn đến những suy ngẫm về bổn phận và trách nhiệm của con người đối với đất nước:
 
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
 Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
 
“Cầm tay” là biểu hiện của sự yêu thương, đoàn kết, thân ái. Đất nước tồn tại và hiện diện trong tình cảm nồng thắm của đôi lứa. Đất nước còn là “vòng tay lớn” đoàn kết, thân ái của mọi người. Đất nước trong mọi người biểu hiện sự gắn bó giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và dân tộc, giữa các thế hệ với nhau. Sự sống của cá nhân tồn tại song song với sự sống của dân tộc vì đã thừa hưởng những di sản văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân tộc. Giọng văn chính luận cũng chính là lời nhắn nhủ của tác giả:
 
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ.
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên Đất Nước muôn đời...
 
Lời tâm sự không chỉ dừng lại ở nhân vật “em” mà còn nới rộng ra, nhắn nhủ với tất cả mọi người mang dòng máu “con Rồng cháu Tiên” hãy ý thức trách nhiệm bổn phận giữ gìn, xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì lẽ rằng:
 
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
 
Những địa danh cụ thể, những danh lam thắng cảnh cho đến những ao đầm, dòng sông đều góp phần làm nên đất nước. Vì vậy tác giả đã rút ra kết luận.
 
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
 Những cuộc đời đã hóa núi sống ta”.
Vậy thì “Ai đã làm nên Đất Nước?”
 
Đó chính là toàn dân đông đảo, là sự hóa thân của bao nhiêu anh hùng vô danh đã bền bỉ đấu tranh, bền bỉ xây dựng làm nên đất nước với bề dày bốn nghìn năm lịch sử. Những câu thơ này có sự khái quát sâu sắc về sự hòa nhập, sự hóa thân của con người trong phạm vi không gian và thời gian lớn. Họ chính là những “người con trai, con gái”, những người “đã sống và chết”, “giản dị và bình tâm”, những người đã giữ vững nền văn minh lúa nước được hình thành từ thờiÂu Lạc xa xưa, những người đã truyền lửa qua mỗi nhà, gánh theo tên làng tên xã, đắp đập be bờ... “Họ” chính là những người vô danh.
 
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
 
Bằng biện pháp nghệ thuật điệp từ “họ” và điệp cấu trúc gợi nên tầng tầng lớp lớp những con người nối tiếp nhau, giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa, văn minh tinh thần, vật chất của dân tộc và truyền thống đánh giặc ngoại xâm, đánh bại nội thù của cha ông. Tất cả những hành động của “họ” cũng chỉ vì:
 
Để Đất Nước này là Đất Nước nhân dân.
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
 
Câu thơ với hai vế song song cho thấy đất nước nhân dân chính là đất nước của ca dao thần thoại. Trở về với cội nguồn đất nước cũng là trở về với cội nguồn phong phú, đẹp đẽ là văn hóa dân gian. Nét đẹp đó đã tạo nên con người Việt Nam nặng tình nặng nghĩa, biết quí trọng công sức của mình.
 
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
 Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
 
Qua đó gợi ta nhớ đến câu ca dao:
 
Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què
 
Thực vậy, từ xa xưa nhân dân ta đã đúc kết kinh nghiệm chiến đấu và qua bốn ngàn năm lịch sử, đất nước đã thực sự là đất nước nhân dân.
 
Bài thơ kết thúc với tiếng hát văng vẳng của những dòng sông hay đó chính là tiếng hát trong lòng mỗi người dân đất Việt, tự hào về truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc từ bao đời nay? Có lẽ điều này mỗi người trong chúng ta biết rõ hơn ai hết?
 
Bằng cả trái tim mình cùng với vốn tri thức văn hóa rất phong phú, Nguyễn Khoa Điềm đã tái hiện lại truyền thống văn hóa lịch sử từ thời vua Hùng dựng nước, qua bốn ngàn năm giữ nước và cho đến nay nó vẫn đọng mãi, lung linh, huyền ảo trong tâm trí mỗi người chúng ta. Với chất liệu dân gian, đất nước hiện lên vừa thân quen, gần gũi vừa mĩ lệ, bay bổng tạo nên sự thú vị cho người đọc. Với tôi, cái đề nghị nghiêm trang của Nguyễn Khoa Điềm:
 
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nền Đất Nước muôn đời...
 
Sẽ sống mãi và thôi thúc mọi người Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức thanh niên ra sức cống hiến cho đất nước làm cho lời kêu gọi “Để Đất Nước này là Đất Nước nhân dân” vẫn còn vang vọng mãi.

150 bài văn hay lớp 12

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ ABC8
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ i9bet
xs66 ⇔ Jun88 ⇔ kuwin
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
hitclub ⇔ New88 ⇔ ok365
18win ⇔ 789BET ⇔ Kubet
sin88.run ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ https://789clubor.com/ ⇔ BJ88
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
Luck8 ⇔ Tài Xỉu Sunwin
77win ⇔ 789bet ⇔ ko66
bet88 ⇔ F168 ⇔ 23win
FB88 ⇔ J88 ⇔ BJ88 ⇔ Fun222
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
Kubet ⇔ saowin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ j88
99OK ⇔ 789win ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
Kuwin ⇔ NEW88 ⇔ k8cc
https://1mb66.com/ ⇔ https://kubetvn88.com/
https://ww88.fund/ ⇔ https://uk88.rocks
https://8xbet68.net/ ⇔ https://u888com.club/
kubet.li ⇔ BJ88 ⇔ https://wreachavoconline.com/
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
Shbet ⇔ hitclub ⇔ https://ww88.cruises/
 ⇔ v9bet ⇔ https://u8888.mobi/
Go88 ⇔  ⇔ Sunwin
RR88 ⇔ iWin ⇔ 23WIN
 ⇔ https://geteconow.com/
https://springdalefurnishings.com/ ⇔ SV66
888B ⇔ 188BET ⇔ 188bet
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BET
https://188bethn.com/ ⇔ nhà cái win79
Cakhiatv ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://thuocvienquany.com/
https://ajjaaudio.com/ ⇔ https://88clb.fitness/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
https://33winco.com/ ⇔ https://sunwin214.com/
88NN ⇔ 789win ⇔
https://88clb.lawyer/ ⇔ https://olicn.com/
https://iwin.locker/ ⇔ https://wreachavoconline.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://actioncac.org/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ 68gamebai
https://69vncom.pro/ ⇔ https://mendusa.org/
https://xaydungwebsite.com/ ⇔ qh 88
https://trihoinachantoan.com/ ⇔ 789win
https://bet88.football/ ⇔ https://j88com.app/
https://go88club13.com/ ⇔  https://8xbetj.net/
https://bk8link2.com/ ⇔  https://bk8link3.com/
https://bk8link4.com/ ⇔  https://bk8link5.com/
https://bk8link6.com/ ⇔  https://12betlink1.com/
https://vididong.com/ ⇔ j88 ⇔ SHBET
https://tp88.finance/ ⇔ https://hi88.gives/
https://maxmadesign.com/ ⇔ https://181bet.group/
https://juice-headquarters.com ⇔ w88
f8bet f8bet004.com ⇔ https://23win.build/
88clbz.store ⇔ https://shbet.wedding/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây