Anh (chị) có suy nghĩ gì về cách kết thúc của tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao và Vợ nhặt, Kim Lân

Thứ ba - 17/12/2019 09:54
Đề:
Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt, Nam Cao đã để nhân vật Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng. Trong óc Thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ hoang, xa nhà cửa và vắng người lại qua...”
Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân cũng để nhân vật của mình sống lại trong tâm trí một hình ảnh đã từng gặp: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”
Anh (chị) có suy nghĩ gì về cách kết thúc của hai tác phẩm trên? Từ cách kết thúc tác phẩm của Nam Cao và Kim Lân, anh (chị) có đánh giá như thế nào về ý nghĩa nhân đạo của hai tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt?
Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu
- Vai trò của kết thúc trong tác phẩm văn học: là khâu cuối cùng để hoàn thành văn bản, cùng là yếu tố cuối cùng để hoàn thiện bức tranh thế giới như một sản phẩm sáng tạo của nhà văn để kí thác một tư tưởng, một quan niệm về thế giới và con người. Với ý nghĩa ấy, phần kết thúc tác phẩm có chức năng bộc lộ ý đồ tư tưởng - nghệ thuật và khơi gợi hình dung về sự vận dộng tiếp tục của con người và cuộc sống trong tác phẩm.
- Truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) là hai tác phẩm xuất sắc trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, do được sáng tác bởi hai cây bút truyện ngắn có phong cách riêng, lại ra đời trong những điều kiện lịch sử - xã hội riêng, giải quyết những vấn đề khác nhau của đời sống nên mỗi tác phẩm có một cách kết thúc đặc sắc, độc đáo và gợi mở những nhận thức, suy tưởng riêng.
- Kết thúc truyện Chí Phèo, Nam Cao đã để nhân vật Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng. Trong óc Thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ hoang, xa nhà cửa và vắng người lại qua...”. Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân cũng để nhân vật của mình sống lại trong tâm trí một hình ảnh đã từng gặp: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.
2. Phân tích
a. Với kết thúc của truyện ngắn Chí Phèo:
- Trong mạch tự sự của tác phẩm: xuất hiện ngay sau cái chết của Chí Phèo - một gã côn đồ, lưu manh của làng Vũ Đại, cũng là người đàn ông đã cùng Thị Nở sống năm ngày hạnh phúc như một cặp vợ chồng bình thường. Gã côn đồ lưu manh ấy thực ra có một bản chất lương thiện, một quá khứ bằng lặng dù có phần cơ cực, nhọc nhằn. Thế nhưng, những thế lực đen tối đã vằm nát bộ mặt người và làm méo mó biến dạng tâm hồn Chí để hắn dần bị đẩy đến chỗ trở thành côn đồ, lưu manh, thậm chí bị coi là con quỷ dữ làng Vũ Đại. Khi gặp Thị Nở, được thị chăm sóc, yêu thương, được đối xử như một con người, nhân tính đã trỗi dậy để Chí lại khao khát làm người lương thiện. Thế nhưng, niềm khao khát ấy bị từ chối, bà cô, Thị Nở và cộng đồng làng Vũ Đại đã từ chối Chí. Trong cơn tuyệt vọng, Chí xách dao đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến và tự sát. Lẽ ra, truyện có thể kết thúc ở đây vì với cái chết của Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện trọn vẹn tấn bi kịch thê thảm của một con người bị tha hóa, lưu manh hóa và tuyệt vọng trên con đường tìm về với cuộc đời lương thiện. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở đây, truyện sẽ chỉ bó hẹp trong một số phận, một cuộc đời của một con người. Thêm chi tiết “Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng...”, Nam Cao đã cho thấy, dù cái chết là sự kết thúc bi thảm song nó chưa phải là sự chấm dứt bi kịch. Chí Phèo chết sẽ có một Chí Phèo con ra đời. Sự tương đồng giữa Thị Nở và người đàn bà đã sinh ra Chí (không có khả năng nuôi con, càng không có khả năng và quyền thừa nhận đứa con do mình sinh ra) gợi liên tưởng về sự tương đồng giữa Chí Phèo và đứa trẻ có thể đã hình thành trong bụng Thị Nở (bất hạnh vì bị bỏ rơi, bị làng nhục, bị ức hiếp; đau khổ vì thiếu tình thương và không có quyển làm người lương thiện). Nghĩa là trong mạch truyện, cái kết này gợi mở sự tiếp diễn của hiện tượng Chí Phèo như một kết quả tất yếu của xã hội đương thời.
Trong kết cấu tác phẩm: tạo ra một đôi xứng với phần mở đầu để hình thành kiểu kết câu đầu – cuối tương ứng (mở ra bằng hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ hoang - nơi Chí Phèo bị bỏ rơi và kết lại cũng bằng hình ảnh cái lò gạch củ bỏ hoang, xa nhà cửa và vắng người qua lại - nơi Thị Nở có thể sinh ra và bỏ lại đứa trẻ mà thị không có khả năng và có quyền thừa nhận). Kiểu kết cấu này có khả năng phản ánh một quy luật tàn nhẫn: chừng nào còn có một mô hình xã hội như làng Vũ Đại, còn có đám cường hào ác bá như Bá Kiến, đội Tảo, lý Cường... thì chừng ấy sẽ còn có những hiện tượng như Binh Chức, Năm Thọ, Chí Phèo và có thể có một Chí Phèo con ra đời để nối nghiệp bố.
- Đánh giá: Trong lôgic nghệ thuật của tác phẩm, đây là một cái kết rất hợp lý vì nó thể hiện sự vận động tất yếu của bức tranh thế giới mà nhà văn xây dựng trong tác phẩm, vì nó được chuẩn bị để xuất hiện bằng một loạt các sự kiện - diễn biến - quan hệ - con người được mô tả ở những phần trước. Trong ý nghĩa tư tưởng, nó ít nhiều thể hiện cái nhìn có phần bi quan của nhà văn về thực trạng xã hội: làng Vũ Đại vẫn tói sầm sau cái chết của Chí Phèo, thảm cảnh tha hóa vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Tuy nhiên, đây cũng là hạn chế mang tính tất yếu của thời kỳ văn học 1930 - 1945.
b. Với kết thúc của truyện ngăn Vợ nhặt
- Trong mạch tự sự của tác phẩm: xuất hiện sau âm vang tiếng trống thúc thuế dồn dập ngoài đình làng giữa những ngày đen tối của nạn đói 1945. Nạn đói tràn đến mang theo cái đói, cái chết đã săn đuổi con người đến bờ vực cuối cùng của cuộc sống song không hủy hoại được những giá trị người trong con người. Trong nạn đói, trong sự ám ảnh của cái đói, cái chết đã săn đuổi con người đến bờ vực cuối cùng của cuộc sống song không hủy hoại được những giá trị người trong con người. Trong nạn đói, con người vẫn yêu thương, chia sẻ với nhau, vẫn khát khao vun đắp cho hạnh phúc. Việc Tràng lấy vợ, bà cụ Tứ đón nhận con dâu chính là biểu hiện của những giá trị đẹp đẽ ấy. Tuy nhiên, trong tình cảnh hiện tại, tình người, khao khát không phải là phép màu có khả năng cứu con người khỏi chết đói: tấm lòng người mẹ dù rộng lượng và tràn đầy yêu thương song trong hoàn cảnh đói khát, bà cũng chỉ có thể chuẩn bị một nồi cháo cám để đãi người con dâu mới. Như vậy, bên cạnh tình người và khao khát rất con người, cần có một giải pháp mang tính hiện thực cho tình thế hiện tại: Tràng đã bất ngờ có vợ, cuộc hôn nhân của Tràng là được bà cụ Tứ đồng tình, đón nhận. Song nếu không có cách bảo toàn sự sống thì cả cuộc hôn nhân cũng như hạnh phục mà nó mang lại đều tan vỡ. Vì vậy, điều cần nhất lúc này là một con đường, một hướng đi để giải quyết cả nhu cầu sống và nhu cầu hạnh phúc. Lá cờ đỏ chính là hiện thân của phong trào cách mạng. Đoàn người đói là những người dân lao động bị đẩy đến bờ vực cuối cùng của cuộc sống. Hình ảnh đoàn người đói với lá cò đỏ bay phấp phới mang hàm ý phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo sẽ tập hợp quần chúng lao động nghèo khổ để dấu tranh với các thế lực thù địch đối với sự sống để bảo vệ cuộc sống cho những người lao động nghèo. Hình ảnh ấy xuất hiện trong óc Tràng có ý nghĩa như một dự báo về con đường tương lai của nhân vật: sẽ hòa mình vào đoàn người đói, hòa mình vào dòng thác cách mạng để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ hạnh phúc cho chính mình. Hình ảnh này xuất hiện hai lần trong óc Tràng, được diễn tả trong hai câu văn kết thúc tác phẩm có tính chất nhấn mạnh tính tất yếu của hướng vận động đó.
- Trong kết cấu tác phẩm: tạo ra một đối lập với hình ảnh nhân vật cũng như không khí trong bức tranh cuộc sống được miêu tả ở phần đầu cũng như diễn biến tiếp theo trong tác phẩm, ở phần đầu tác phẩm, nhân vật hiện lên trong dáng vẻ mệt mỏi và nỗi lòng trĩu nặng lo âu trước sự săn đuổi của cái đói, cái chết, không khí trong bức tranh đời sống là không khí tối sầm lại vì đói khát, ở diễn biến tiếp theo, Tràng tuy bất ngờ nhặt được vợ và sung sướng với niềm hạnh phúc có gia đình song cuộc hôn nhân diễn ra trong cảnh tối sầm lại vì đói khát tạo nên những buồn tủi lo âu và những dự cảm bất hạnh: ngay trong cảnh sum họp đầm ấm, ám ảnh đói khát vẫn len lỏi và tạo cảm giác buồn tủi chua xót. Trong không khí ấy, câu chuyện về những người dân đói được chia thóc từ những kho thóc Nhật bị phá và sự vụt hiện từ trí nhớ về một lần gặp đoàn người đói ầm ầm đi trên đê Sộp mà Tràng được nghe láng máng là Việt Minh thật bất ngờ song cần thiết để xua tan cảm giác nặng nề trong lòng mọi người và tạo sự chuyển biến cho âm hưởng tác phẩm để tác phẩm tránh được kiểu kết thúc bi quan vốn rất phổ biến trong những sáng tác hiện thực trước cách mạng.
- Đánh giá: Đây là cách kết thúc hợp lý về nội dung tư tưởng song chưa thật hợp lý về cách dẫn dắt mạch truyện. Truyện viết sau nạn đói hơn mười năm, lúc ấy, triển vọng cuộc sống đã hoàn toàn chứng minh vai trò to lớn của cách mạng. Sự hiện diện của chi tiết này giúp Kim Lân khẳng định rằng: chỉ dựa vào tình thương đơn thuần và khát vọng hạnh phúc thôi thì không cứu vớt được con người, phải có cách mạng thì mới đổi đời được. Hình ảnh lá cò đỏ - lá cờ cách mạng đã phản ánh chân thực xu thế hiện thực - lịch sử lúc bấy giờ. Tuy nhiên, trong truyện, toàn bộ phần đầu của tác phẩm, nhà văn chỉ đi vào khai thác sự kiện gặp gỡ của Tràng và chị vợ, việc Tràng đưa vợ về, tâm lý của các nhân vật trước sự kiện ấy mà chưa hề có sự chuẩn bị cho sự xuất hiện của chi tiết này bàng những dấu hiệu cụ thể (chẳng hạn: sự xuất hiện của cách mạng, vai trò và khả năng của cách mạng đối với cuộc sống của người lao động nghèo). Vì vậy, sự xuất hiện đột ngột của nó ít nhiều gây cảm giác khiên cưỡng.
3. Tổng kết
- Truyện Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân) đều có cách kết mở, kết mà truyện không hết, văn bản tác phẩm đã hoàn tất song vẫn đề mà nó đặt ra thì vẫn tiếp tục gợi cho người đọc những suy tưởng, phỏng đoán về diễn biến tiếp theo của câu chuyện cũng như chân lý cuộc đời được khẳng định qua câu chuyện đó.
Do sự khác nhau về phong cách, bút pháp và không khí xã hội ở thời điểm tác phẩm ra đời nên tuy cùng viết về số phận người nông dân song mỗi nhà văn lại hướng tới khái quát một vấn đề khác nhau, thể hiện một mục đích, bày tỏ một quan niệm khác nhau về đời sống. Vì vậy nên cũng là kiểu kết mở để gợi cho người đọc hình dung về những vận động tiếp diễn của câu chuyện song mỗi cách kết thúc đều có mặt ưu - nhược điểm riêng.
- Trong mối liên hệ với tổng thể mạch truyện, kết truyện có chức năng hoàn chỉnh bức tranh thế giới và thể hiện trọn vẹn ý đồ tư tưởng - nghệ thuật của nhà văn. Những điểm chung và riêng của hai cách kết thúc này góp phần tạo nên sắc thái riêng trong tư tưởng nhân đạo của Nam Cao và Kim Lân trong hai tác phẩm.
Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây