Anh (chị) hãy bình luận ý kiến sau: Bác Hồ dạy chúng ta: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động

Thứ hai - 03/05/2021 05:22
Hướng dẫn lập dàn bài chi tiết đề bài: Anh (chị) hãy bình luận ý kiến sau: Bác Hồ dạy chúng ta: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.

I. Dàn ý

1. Mở bài
- Nêu xuất xứ của câu nói: Bác Hồ nói câu này trong hoàn cảnh đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc xây dựng chù nghĩa xã hội, miến Nam đẩu tranh chống xâm lược Mĩ.
- Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xảy dựng Tổ quốc giàu mạnh (Dẫn câu nói).

2. Thân bài:
* Khẳng định lời Bác dạy là hoàn toàn đúng:
- Nền kinh tế nước ta nghèo nàn bởi hậu quả của chiến tranh kéo đài, khoa học kĩ thuật chưa phát triển, tiềm năng đất nước chưa được khai thác.
- Muốn sung sướng (ấm no, hạnh phúc) thì phải có một nền kinh tế phát triển toàn diện, hàng hoá dồi dào phục vụ nhu cẩu ngày càng cao của con người. Bên cạnh đó là Mĩ sống văn hoá phát triển phong phú.
-  Muốn thoát khỏi nghèo đói, muốn sung sướng thì phải:
+ Tự lực cánh sinh: Có nghĩa là nhân dân ta phải động sức đổng lòng thi đua sản suất huy động hết sức người, sức của để xây dựng cơ sở vững chắc cho nén công nghiệp nông nghiệp hiện đại. Chỉ có lao động mới tạo ra nguồn của cải vật chất cho xã hội.
+ Không nên trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.
* Nâng cao và mở rộng vấn đề:
- Tự lực đi đôi với việc mở cửa, giao lưu với các nước có nền kinh tế, khoa học, kĩ thuật tiên tiến trên thế giới đế trao đổi và học tập, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế nước ta. Rút kinh nghiệm của các nước khác để tránh nhũng sai lầm đáng tiếc.
- Kết hợp giữa tính cần cù và sáng tạo. Nhanh chóng tiếp thu cái mới, vận đụng cái mới một cách chủ động để phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong lao động.
- Phát huy dức tính cẩn cù trong mọi hoàn cảnh (cả lúc đã thuận lợi, đẩy đủ) để đời sống nhân dân sung sướng hơn, đất nước giàu mạnh hơn.

3. Kết bài:
- Lời dạy của Bác là phương châm hành động đúng đắn nhất để xây dựng đất nước. Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, lời dạy đó vẫn giữ nguyên giá trị.
 

II. Bài văn mẫu:

Bài mẫu 1: Anh (chị) hãy bình luận ý kiến sau: Bác Hồ dạy chúng ta: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.

Trải qua những năm tháng chiến tranh, nước ta mới có được độc lập. Chúng ta phải xây dựng lại đất nước trong hoàn cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Bác Hồ là người đã thấy được thực trạng này của đất nước. Chính vì thế Bác đã động viên nhân dân: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”. Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.

Từ trước đến nay, đất nước Việt Nam luôn luôn là nạn nhân của bao cuộc chiến tranh xâm lược. Nền kinh tế thô sơ, lạc hậu cộng thêm sự tàn phá dữ dội của chiến tranh khiến cho đời sống nhân dân nghèo nàn, khổ cực, thua xa mức sống ở nhiều nước trên thế giới. Đó là một thực tế làm đau lòng Bác vì Bác là người suốt đời hy sinh, phấn đấu cho mục đích: Dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Làm thế nào để thoát khỏi cảnh nghèo nàn ấy? Bác dạy: “Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”. Bởi chỉ có như thế mới làm ra nguồn của cải vật chất dồi dào để phục vụ và nâng cao đời sống toàn dân.

Tự lực cánh sinh là phát huy hết sức lực, khả năng lao động của mình, không ỷ lại, trông chờ vào người khác. Tinh thần chủ động, nghị lực phấn đấu trong công việc sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích. Mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc phải cố gắng làm việc để góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Con người không chỉ cần ăn no, mặc ấm mà còn cần được ăn ngon, mặc đẹp, được sống tự do, hạnh phúc, được phát huy năng lực. Tất nhiên, tự lực cánh sinh đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực phi thường để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trên con đường đi tới tương lai.

Để nhân dân có được một đời sống vật chất sung sướng, tất yếu đất nước ta phải có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học phát triển tiên tiến. Cho nên, đi đôi với việc cần cù lao động là sự học hỏi và sáng tạo không ngừng.

Ngày nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới, tiếp thu những điều hay, điều tốt, vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam để sự nghiệp xây dựng đất nước đạt được hiệu quả cao nhất trong một thời gian ngắn. Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh như Bác từng mong muốn.

Bên cạnh sự giúp đỡ của bạn bè khắp năm châu đối với nước ta thì tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc vẫn là yếu tố cơ bản quyết định sự nghiệp xây dựng phát triển Việt Nam thành một cường quốc.

Tự lực cánh sinh, cần cù lao động vốn là một truyền thống lâu đời vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đang được nhân dân ta phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Lời Bác Hồ khuyên nhủ, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tuy cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay lời khuyên nhủ ấy vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó chính là phương châm hành động trên bước đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.
 

Bài mẫu 2: Anh (chị) hãy bình luận ý kiến sau: Bác Hồ dạy chúng ta: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.

Trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, đất nước ta có một hoàn cảnh lịch sử thật đặc biệt: miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa sát cánh cùng miền Nam đấu tranh chống xâm lược Mĩ và tay sai. Mục tiêu lớn lao mà Đảng và Bác đã đề ra là giải phóng miên Nam, thống nhất đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trẽn bước đường đi tới đầy chông gai, máu lửa, Bác Hồ đã động viên nhản dân cả nước: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu chiến lược: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.

Từ trước tới nay, đất nước Việt Nam luôn luôn là nạn nhân của bao cuộc chiến tranh xâm lược. Nền kinh tế tiểu nông thô sơ, lạc hậu cộng thêm sự tàn phá dữ dội của chiến tranh khiến cho đời sống nhân dân nghèo nàn, khổ cực, thua xa mức sống ở nhiều nước trên thế giới. Bác là người suốt đời hi sinh, phấn đấu cho mục đích: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Làm thế nào để thoát ra khỏi hoàn cảnh sống nghèo nàn ấy? Bác dạy: Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Bởi chỉ có như thế mới làm ra nguồn của cải vật chất dồi dào để phục vụ và nâng cao đời sống toàn dân.

Tự lực cánh sinh là phát huy hết sức lực, khả năng lao động của mình, không ỷ lại, trông chờ vào người khác. Tinh thần chủ động, nghị lực phấn đấu trong công việc sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích Mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc phải cố gắng làm việc để  góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Con người không chỉ cần ăn no, mặc ấm mà còn cần được ăn ngon, mặc đẹp, được sống tự do, hạnh phúc, được phát huy năng lực. Tất nhiên, tự lực cánh sinh đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực phi thường để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trên con đường đi tới tương lai.

Để đạt được một đời sống vật chất sung sướng cho nhân dân, tất yếu đất nước ta phải có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học phát triển tiên tiến. Cho nên, đi đôi với việc cần cù lao động là sự học hỏi và sáng tạo không ngừng.

Ngày nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới, tiếp thu những điểu hay, điều tốt, vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam để sự nghiệp xảy dựng đất nước đạt được hiệu quả cao nhất trong một thời gian ngắn nhất. Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh như Bác Hô hằng mong muốn.

Bên cạnh sự giúp đỡ của bạn bè khắp năm châu đối với nước ta thì tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc vẫn là yếu tố cơ bản và quyết định sự nghiệp xây dựng phát triển Việt Nam thành một cường quốc.

Tự lực cánh sinh, cần cù lao động vốn là một truyền thống lâu đời vố cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đang được nhân dân ta phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Lời Bác Hồ khuyên nhủ, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tuy cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó chính là phương châm hành động duy nhất đúng, là điểu kiện cơ bản và quyết định thành công trên bước đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.​​

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây