Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:
- Hoa, Lan, tàu hỏa đến!
Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.
Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất.
Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng:
Câu 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì ? (0,5 điểm)
A. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố.
B. Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường, lúc thì tháo cả ốc gắn các thanh ray
C. Nhiều khi bọn trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ? (0,5 điểm)
A. Thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy thả diều trên đường tàu.
B. Đã thuyết phục bạn này không thả diều trên đường tàu nữa.
C. Cả hai ý trên đều sai.
D. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 3: Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì ? (0,5 điểm)
A. Thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
B. Thấy tàu đang chạy qua trên đường trước nhà Út Vịnh.
C. Thấy tàu đang đỗ lại trên đường trước nhà Út Vịnh.
D. Thấy hai bạn nhỏ đứng trong nhà nhìn tàu chạy qua trên đường tàu.
Câu 4: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ? (0,5 điểm)
A. Vịnh cùng chơi với hai bạn nhỏ.
B. Vịnh chạy ra khỏi nhà chặn tàu lại.
C. Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn.
D. Vịnh khóc và la lớn.
Câu 5: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ? (0,5 điểm)
A. Yêu hai bạn nhỏ quê em và đường sắt.
B. Yêu hai bạn nhỏ quê em.
C. Yêu đường sắt quê em.
D. Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông.
Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện này là: (0,5 điểm)
A. Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai.
B. Thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt.
C. Dũng cảm cứu em nhỏ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Câu “Hoa, Lan, tàu hỏa đến !” (0,5 điểm)
A. Câu kể.
B. Câu cảm.
C. Câu hỏi.
D. Câu cầu khiến.
Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố.” có tác dụng gì ? (1 điểm)
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách các vế trong câu đơn.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng đó là gì ? (1 điểm)
........................................................................................................
........................................................................................................
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1,5điểm)
(ngày mai; đất nước)
Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôm nay, thế giới.................................
II. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (3 điểm) (15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam. (Đoạn viết từ Áo dài phụ nữ có hai loại: ……. đến chiếc áo dài tân thời.). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 122).
2. Tập làm văn: (7 điểm) (25 phút)
Tả người bạn thân của em
.........................................................................................................
........................................................................................................
ĐÁP ÁN
I. Phần kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Trong đó:
1. Đọc (2 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm
+ Đọc sai 5 tiếng đến 10 tiếng: 0,5 điểm
+ Đọc sai 11 tiếng trở lên: 0 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 5 chỗ: 0,5 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 6 chỗ trở lên: 0 điểm
- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm
+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm
+ Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm
+ Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm
+ Đọc trên 2 phút: 0 điểm
2. Trả lời câu hỏi (1 điểm)
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi điểm.
II. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Ý đúng |
D |
D |
A |
C |
D |
D |
D |
D |
Điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
1 điểm |
Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm)
anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống:
(1,5điểm)
(ngày mai; đất nước)
Trẻ em là tương lai của
đất nước. Trẻ em hôm nay, thế giới
ngày mai.
II. Phần kiểm tra viết
1. Chính tả (3 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm
Trong đó:
+ Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm.
Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ.
+ Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, tinh 1 lỗi.
Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần.
2. Tập làm văn (7 điểm)
Đánh giá, cho điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 7 điểm:
+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 7 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong làm bài.
- Trình bày:
+ Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng
+ Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực.
+ Sáng tạo (1 điểm) Bài viết có sự sáng tạo.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Bài mẫu: Tả người bạn thân của em.
Mỗi năm học em đều được quen biết nhiều bạn bè, mỗi gượng mặt như một đóa hoa trong khu vườn muôn sắc của cô giáo em. Nhưng trong đóa hoa mà em yêu quý và nhớ mãi đó là Thùy Chi.
Thùy Chi là một cô bạn gái có gương mặt bầu binh, mái tóc dài đen mượt ngang vai cột rẽ hai bên chiếc nơ hồng lấm tấm trắng, đôi mắt . sáng hiền hòa và nụ cười hồn nhiên.
Lần đầu tiên gặp bạn ấy là ngày khai trường năm lớp một. Lúc em và các bạn đang lúng túng tìm lớp
“Một ba” thì đã thấy một cô bé cầm bảng tên lớp đứng ngay ngắn trong bộ đồng phục chỉnh tề luôn miệng lên tiêng
“Các bạn ơi! lớp Một ba của mình đây nè!”. Từ lúc ấy em rất có cảm tình với người bạn đầy tự tin nhanh nhẹn và già dặn ấy. Có bạn còn gọi Thùy Chi là
“chị Hai” nữa. Năm năm trời trôi qua, Thùy Chi luôn được bạn tín nhiệm bầu làm lớp trưởng. Càng ngày, bạn ấy càng biểu lộ nhiều tính tốt như lễ phép, chăm chỉ, thông minh, đoàn kết, gương mẫu. Dù phải công tác lớp, nhưng bạn luôn đạt điểm tốt ở các môn. Vì thế mỗi lần cô giáo vắng mặt, Thùy Chi nhắc nhở trật tự làm cho ai cũng nể nang nghe lời bạn ấy.
Một dạo vào năm lớp bốn, cô giáo em bị bệnh nặng, phải nghỉ dạy. Thùy Chi đã tự kêu gọi các bạn góp tiền mua trái cây và kéo cả năm mươi sáu học sinh cùng đến thăm cô. Thấy chúng em đến đông đủ, cô cảm động. Dù mệt nhưng cô vẫn cố gắng ngồi dậy. Cô nói:
“Không ngờ các em đến đông đủ cả, cô vui lắm. Thấy các em thương cô thế này, cô cũng thấy khỏe ra".
Một lúc sau, cô còn cố gắng giảng bài cho chúng em khỏi mất bài học. Khi cô ghi bảng thì Thùy Chi chép hộ cô lên bảng. Nhờ bạn ấy mà sau hai tuần lễ cô đau, chúng em vẫn theo kịp bài học với các lớp khác.
Một hôm, em đi học sớm, ghé ngang nhà bạn đế hỏi bài, bước vào góc học tập của bạn ấy, em đứng say mê nhìn thích thú không muốn đời chân. Bàn học của bạn ấy rất đầy đủ đồ dùng học tập: bút bích xanh, bút bích đỏ, bút chì các loại, thước kẻ, êke, compa, chồng sách vở xếp thật ngay ngắn gọn gàng. Bên cạnh thời khóa biếu được tô những màu sắc vui tươi là những cánh bướm sặc sỡ, những bông hoa và những bức hình sinh vật học do bạn ấy tự sưu tầm. Bạn ấy xếp thành từng họ, từng nhóm: như bộ bướm, bộ chuồn chuồn, bộ hiển hoa khỏa tử,...
Em trầm trồ: Ồ! Những con bướm này đẹp quá, lại hiếm nữa!. Bạn bắt ở đâu thế?. Thùy Chi tủm tỉm cười, đáp:
“Mình bắt một phần lớn trong những ngày về nghỉ ở miền quê. Còn lại là người quen tặng cho mình vì biết mình rất thích”. Nói rồi bạn lấy chiếc kính lúp ra đưa em và bảo
“Bạn xem này, chiếc kính này cho mình thấy rõ cấu tạo cơ thể của chúng". Em kêu lên:
“Ồ! Hay quá"
Thùy Chi lại cho em xem những con vật bạn ấy đã sưu tầm được, ngâm trong các lọ phoóc môn như rắn lục, bò cạp, rết... em rùng mình hỏi:
“Bạn không sợ à?”. Thùy Chi nói:
“Ban đầu cũng sợ nó cắn. Nhưng chúng chết rồi nên không sợ nữa. Mình ao ước sau này sẽ nghiên cứu nhiều hơn về thế giới loài vật”. !
Hỏi bài bạn xong em ra về và rất tự hào về người bạn tốt có tinh thần say mê khoa học ấy.
Ở trong lớp, ngoài việc học tập và làm công tác lớp trưởng, bạn ấy luôn luôn thân ái đoàn kết, cởi mở và giúp đỡ bạn bè. Bạn cũng là gương tốt về lễ phép với thầy cô và phụ giúp cho mẹ trong việc nhà.
Thật trời chẳng phụ lòng người tốt! Thùy Chi của em luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc trong nhiều năm liền. Bạn ấy là tấm gương tốt cho chúng em noi theo. Truyện cổ tích ngày xưa có một tấm gương thần soi vào là biết ai tốt, ai xấu. Bạn Thùy Chi chính là tấm gương thần ấy.
Thật trời chẳng phụ lòng người tốt! Thùy Chi của em luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc trong nhiều năm liền. Bạn ấy là tấm gương tốt cho chúng em noi theo. Truyện cổ tích ngày xưa có một tấm gương thần soi vào là biết ai tốt, ai xấu. Bạn Thùy Chi chính là tấm gương thần ấy.
Lưu ý:
Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
Trong lúc ra đề cũng như hướng dẫn chấm không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô chỉnh lại dùm thành thật cám ơn!.