Bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Thứ bảy - 21/11/2020 07:19
Hướng dẫn lập dàn bài chi tiết và làm bài văn mẫu, đề bài: Bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, qua đó nêu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trong việc nhìn nhận, đánh giá nội dung và hình thức
A. DÀN Ý
I. MỞ BÀI

– Đánh giá một con người, một đồ vật nên theo nguyên tắc nào để đạt được sự chính xác?
– Trong vấn đề này, nhân dân ta đã được kinh nghiệm qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

II. THÂN BÀI
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
a. Nghĩa đen
-Gỗ là chất liệu tạo nên đồ vật.
-Nước sơn là chất liệu quét lên đồ vật để làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền.
-Đánh giá một đồ vật bằng gỗ cần chú ý đến chất gỗ và đồ vật đó. Chất gỗ là quan trọng nhất, quyết định giá trị của đồ vật đó hơn là nước sơn bên ngoài.
b. Nghĩa bóng
-Gỗ là nội dung thực chất bên trong.
-Nước sơn là hình thức bên ngoài.
-Nội dung quan trọng hơn hình thức, quyết định hình thức.

2. Bình luận
a. Câu tục ngữ hoàn toàn đúng:
– Gỗ là chất liệu làm nên đồ vật. Gỗ tốt thì đồ vật sẽ bền, dùng được lâu dài. Gỗ xấu thì đồ vật chóng hư hỏng, thời gian sử dụng ngắn ngủi.
-Nước sơn chỉ là lớp phủ bên ngoài, trang trí, làm đẹp cho đồ vật. Dù nước sơn có đẹp bao nhiêu, nhưng chất gỗ của đồ vật chóng mục, chóng hỏng thì nước sơn cũng không cứu nổi sự hỏng nát của đồ vật.
b. Suy rộng ra, khi xem xét một con người, người ta cần xét nội dung là chính, hình thức bên ngoài là thứ yếu.
– Nội dung: phẩm chất đạo đức con người, năng lực hoàn thành nhiệm vụ mà xã hội giao cho.
- Hình thức: là vẻ đẹp của con người biểu hiện qua cử chỉ, ngôn ngữ, đầu tóc, cách ăn mặc …
- Người ăn mặc chưng diện, đầu tóc chải chuốt, nhưng có thể là người tư cách đạo đức xấu xa, trình độ văn hóa thấp kém. Vì vậy, khi đánh giá một con người không nên chỉ căn cứ vào hình thức bên ngoài.
c. Làm thế nào để đánh giá chính xác một con người?
- Tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá là nội dung, nghĩa là phẩm chất đạo đức và năng lực của người đó.

- Phải đánh giá qua hành động, qua công việc của người đó.
d. Tuy nhiên, trong việc đánh giá con người, đánh giá sự vật cũng không được coi nhẹ hình thức:
-Hình thức biểu hiện nội dung:
“Cái răng, cái tóc là góc con người”.
-Hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung. Trong trường hợp này, hình thức và nội dung là thống nhất. Một đồ vật có chất liệu tốt, lại có nước sơn đẹp, màu sắc hài hòa thì đồ vật đó càng quý, giá trị càng lớn. Một con người có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, có trình độ văn hóa cao, lại xinh đẹp, cân đối, ăn mặc chỉnh tề, hợp thời trang, cử chỉ lịch thiệp, thì con người đó càng được mọi người quý mến.

III. KẾT BÀI
- Giữa nội dung và hình thức có mối quan hệ khăng khít.
- Nội dung quyết định hình thức. Hình thức biểu hiện nội dung và góp phần nâng cao giá trị của nội dung.
- Khi xem xét, đánh giá một con người, không nên dừng lại ở hình thức bên ngoài, mà phải lấy phẩm chất đạo đức, năng lực của con người đó làm căn cứ.
- Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đến nay vẫn để lại bài học quý giá cho chúng ta trong việc nhìn nhận, đánh giá sự vật và con người.

B. Bài làm
Bài 1:
Đánh giá về một đồ vật là một việc không dễ dàng, đánh giá cho được một con người là điều còn khó khăn hơn. Cha ông ta đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc nhìn nhận này mà có lẽ chúng ta rất cần phải học hỏi. Kinh nghiệm đó chú trọng đến hai mặt: nội dung và hình thức. Hãy xem câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, chúng ta sẽ hiểu được nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Trong thời đại của chúng ta hiện nay, câu tục ngữ này vẫn còn nguyên giá trị. Muốn biết câu tục ngữ đúng hay sai, trước hết chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của nó. Hiểu theo nghĩa đen, ở đây, gỗ là chất liệu bên trong để làm nên đồ vật, nước sơn là hình thức bên ngoài, góp phần làm cho đồ vật làm bằng gỗ thêm bền, thêm đẹp. Theo quan điểm của người xưa, gỗ là yếu tố quyết định giá trị của đồ vật hơn là nước sơn. Mặt khác, hiểu theo nghĩa bóng, gỗ ở đây có thể xem như là nội dung, còn nước sơn là hình thức bên ngoài. Tương ứng với nét nghĩa trên thì nội dung là khía cạnh quan trọng và quyết định hình thức. Vậy, ta phải hiểu thế nào là đúng về ý nghĩa của câu tục ngữ mà cha ông ta đã chắt chiu để lại?

Rõ ràng, với đồ vật bằng gỗ, gỗ là chất liệu để tạo thành. Nếu gỗ tốt, chắc chắn đồ vật ấy sẽ bền. Còn nếu gỗ xấu, đồ vật sẽ chóng hư hỏng. Nước sơn chỉ là lớp phủ bên ngoài để trang trí cho đồ vật. Nước sơn có tốt mấy nhưng nếu cái cốt bên trong là gỗ bị mục thì sơn ấy cũng không thể cứu được sự vỡ nát của đồ vật. Chúng ta ai cũng đã một lần nhìn ngắm chiếc tủ thờ bằng gỗ tốt, chỉ cần đánh một lớp vec-ni nhưng tồn tại rất nhiều năm, hoặc được ngả lưng trên một bộ phản lim láng bóng thì không còn sung sướng nào bằng. Đó là những đồ vật thật sự tốt, bởi chất liệu làm nên nó là gỗ tốt. Thế nhưng ngày nay có những bộ bàn ghế, những chiếc giường, chiếc tủ tuy bên ngoài sơn hoặc bọc mica hào nhoáng nhưng dùng chẳng bao lâu thì đã hỏng. Lúc bấy giờ, lớp sơn hoặc lớp mica hoàn toàn chỉ là lớp vỏ vô dụng. Nói về đồ vật thì vậy, còn với con người thì sao? Chúng ta dễ dàng nhận thấy, trong xã hội có nhiều loại người, nhiều tầng lớp, nhưng đánh giá đồ vật thì còn có quy luật, còn đánh giá con người quả là việc làm khó.

Nhìn chung, có lẽ nên căn cứ vào tư cách và phẩm chất đạo đức, vào năng lực làm việc để nhìn nhận con người. Đó là nội dung. Còn hình thức là vẻ đẹp biểu hiện qua cử chỉ, ngôn ngữ, cách ăn mặc… Một người có thể ăn mặc chải chuốt, chưng diện, nhưng tư cách xấu, trình độ văn hóa thấp kém thì không thể xem là người toàn diện. Vì vậy, không nên căn cứ vào hình thức bên ngoài để nhận xét con người. Câu tục ngữ mang ý nghĩa đúng đắn, trong đó cha ông ta đề cao giá trị của nội dung, coi trọng cái chất bên trong hơn cái vỏ bên ngoài. Chẳng phải cũng đã có một câu tục ngữ tương tự: Cái nết đánh chết cái đẹp đó hay sao? Vậy, mở rộng vấn đề từ ý tưởng của câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, ta hiểu: muốn đánh giá cho chính xác một con người, chúng ta cần căn cứ vào năng lực làm việc, vào tư cách, vào đạo đức của người đó. Ngoài ra, còn cần phải căn cứ vào mối quan hệ tốt đẹp của người đó với mọi người xung quanh…

Tuy nhiên, coi trọng nội dung chúng ta không nên coi nhẹ hình thức. Bởi lẽ hình thức cũng góp phần không nhỏ trong công việc hoàn chỉnh một đồ vật hay một con người. Chính cha ông đã từng nhận định: Cái răng cái tóc là gốc con người, nhìn con người qua hình thức phần nào cũng sẽ hiểu được nội dung của họ. Nói cách khác, hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung: đồ vật tốt, hình thức đẹp thì được ưa chuộng hơn; một người vừa giỏi giang vừa xinh đẹp và lịch sử sẽ được quý mến và trân trọng hơn. Tóm lại, cần xác định mối quan hệ tác động giữa nội dung và hình thức. Chúng bổ sung và hoàn chỉnh lẫn nhau. Bác Hồ khi bàn về tiêu chuẩn đánh giá cán bộ đã nói: Có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Đó cũng chính là quan hệ của nội dung và hình thức, về các mặt đối lập để hoàn thiện một con người.

Đứng ở vị trí của thời đại mới, chúng ta vẫn xác định tính đúng đắn của câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Là học sinh, chúng ta xem đây là bài học quý giá cho chúng ta trong việc nhìn nhận và đánh giá con người. Biết nhận xét chính xác về người khác, cũng có nghĩa là chúng ta sẽ có định hướng tốt trong việc tự rèn luyên mình. Xin cám ơn cha ông xưa để lại cho con cháu đời nay nhiều lời khuyên bổ ích.

Bài 2:
Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian nan và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Người xưa thường Ăn lấy chắc, mặc lấy bền và coi trọng phẩm chất bên trong hơn là hình thức bên ngoài. Điều đó thể hiện qua câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Quan điểm đấy đúng hay không đúng? Trong hoàn cảnh ngày nay, nó có còn giữ nguyên giá trị hay không? Chúng ta hãy thử cùng nhau bình luận.

Tất cả các sự vật đều có hai mặt: nội dung và hình thức. Mặt nội dung còn gọi là chất lượng của sản phẩm thường được đánh giá cao.

Thực tế cho thấy các đồ vật (giường, tủ, bàn ghế,...) làm bằng gỗ tốt, gỗ quý có thời gian sử dụng rất lâu dài và càng về sau càng đẹp. Người ta chỉ cần bào nhẵn rồi đánh bóng chúng bằng một lớp véc-ni là đủ. Trong khi đó, những đồ dùng bằng gỗ xấu, gỗ tạp bên ngoài lại hay được sơn phết hào nhoáng. Dù có đẹp đến đâu chăng nữa thì chúng cũng rất mau hỏng. Vì thế cho nên mọi người chuộng tốt, chuộng bền mà coi nhẹ hình thức của đồ vật. Nghĩa đen của câu tục ngữ trên là như vậy.

Nhưng cũng như bao câu tục ngữ khác, câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn còn hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc hơn. Đó là lời khuyên thiết thực, đúng đắn về cách nhìn nhận, đánh giá con người. Chúng ta thấy rõ tính nhất quán trong việc khẳng định sự hơn hẳn của nội dung bên trong so với hình thức bên ngoài.

Lời khuyên này rất đúng vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giá một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường.

Tại sao người xưa cho rằng nội dung bên trong (phẩm chất tốt) hơn hẳn hình thức bên ngoài?

Điều mà ai cũng phải thừa nhận là người có đạo đức tốt, trình độ hiểu biết sâu rộng, năng lực làm việc cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Ngược lại, không có được những phẩm chất tốt đẹp ấy thì khó có thể thành công trên đường đời, cho dù con người ấy hình thức bên ngoài có hào nhoáng, đẹp đẽ đến đâu chăng nữa. Người xưa đã dùng cách gọi hàm ý châm biếm những kẻ chỉ có hình thức bên ngoài, hay dùng hình thức bên ngoài để lừa bịp người khác, để che giấu những xấu xa, khuyết điểm bên trong... là loại Tốt mã giẻ cùi, nói thẳng ra là vô dụng, chẳng có giá trị gì.

Trên cơ sở quan điểm của người xưa, ngày nay chúng ta nên đánh giá con người như thế nào cho đúng? Chúng ta đều biết là giữa nội dung và hình thức có mối tương quan với nhau. Nội dung quyết định hình thức, hình thức làm tăng thêm giá trị cho nội dung. Vì vậy, khi nhận xét đánh giá về một người nào đó, chúng ta hãy bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu, phân tích để có được những kết luận đúng đắn và chính xác nhất.

Thống nhất với quan điểm của người xưa, chúng ta vẫn lấy phẩm chất (đạo đức, tài năng,...) làm tiêu chuẩn cơ bản, làm thước đo giá trị con người. Hãy căn cứ vào chất lượng và mục đích của công việc mà đánh giá người tốt, kẻ xấu và hãy đặt người ấy vào mối quan hệ với gia đình, nhà trường, xã hội. Người tốt là người có lương tâm và trách nhiệm với bản thân, với mọi người.

Chú trọng nội dung nhưng chúng ta cũng không nên xem nhẹ hình thức, bởi hình thức phần nào phản ảnh nội dung. Xưa nay, các bậc vĩ nhân, các nhà bác học... thường rất giản dị. Giản dị nhưng nghiêm túc và tôn trọng mình, tôn trọng người khác. Trái lại, những kể thích phô trương hình thức thì bên trong lại hời hợt và trống rỗng. Nếu kết hợp được một cách hài hòa giữa nội dung và hình thức, tất nhiên giá trị con người sẽ tăng lên rất nhiều.

Tuy câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" xuất hiện đã khá lâu nhưng cho đến nay nó vẫn giữ nguyên giá trị. Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp - yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.

Bài 3:
Ca dao tục ngữ Việt Nam là một kho từ điển đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta qua hàng ngàn năm lao động. Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Trong cách sống, chọn lựa ông cha ta đã khuyên bảo con cháu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ đến nay vẫn mang những giá trị quý báu cho thế hệ chúng ta.

Câu tục ngữ là một lời dạy đúng đắn và sâu sắc. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn được hiểu một cách đơn giản đó là xuất phát từ người làm gỗ quan trọng là gỗ tốt hơn là nước sơn đẹp, bóng bẩy mà chất lượng kém. Trong cuộc sống hàng ngày, khi chọn lựa, đừng quá coi trọng mẫu mã mà hãy xem xét chất liệu của nó. Nước sơn có thể xóa đi những khuyết điểm, mang lại hào nhoáng cho mọi vật nhưng sẽ mau hỏng, nhanh xuống cấp. Tuy nhiên câu tục ngữ còn mang nghĩa khái quát, rộng lớn mà sâu sắc. Xuất phát từ việc chọn gỗ mà câu nói nhằm khuyên người ta trong cách nhìn người, quan sát cuộc sống. Tốt “gỗ” ở đây là cái bản chất, bên trong, là vẻ đẹp tâm hồn con người mà không dễ dàng nhìn thấy khi quan sát hời hợt. Chẳng hạn như một cô gái nhan sắc bình thường mà đức hạnh tốt sẽ đáng quí hơn là những người xinh đẹp, lộng lẫy mà có những hành động suy nghĩ xấu xa, lười biếng, nhỏ nhen.

Lời khuyên này rất đúng vì nó được đức kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giả một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường. Vì sao vậy?

Trước tiên những người có tài, có đức sẽ đóng góp những giá trị tốt đẹp cho bản thân gia đình và xã hội, trong khi những kẻ kém cỏi sẽ khó có được thành công trong sự nghiệp hay cuộc sống. Nhiều người còn lợi dụng vẻ hào nhoáng bên ngoài để trục lợi cá nhân, lừa bịp kẻ khác. Người xưa có câu “Dụng nhân như dụng mộc” phải chăng cũng là cách nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn như thế. Suy cho cùng, trong cách nhìn người nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.

Tuy nhiên, coi trọng nội dung không có nghĩa là không cần đến hình thức. Một người tài năng, đức độ giỏi giang trong công việc nhưng không thể đến công ty với mái tóc bù xù, cái áo nhăn nhúm. Khi gặp một ai đó trong lần phỏng vấn, ấn tượng ban đầu rất quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ xem xét trang phục, cử chỉ, nếu chỉ chăm chăm vào hồ sơ hay kỹ năng mà không chuẩn bị tốt ngoại hình thì có thể bạn sẽ tự đánh mất cơ hội của mình. Như vậy, coi trọng cái nội dung, cái đẹp bản chất nhưng đồng thời cũng cần lựa chọn, chăm chút để hình thức trở nên tương xứng.

Để đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người, chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.

Như vậy “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá, chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế. Mỗi người cần tự rèn luyện cho bản thân những phẩm chất cần thiết để hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống.

 

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ j888
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ Gemwin
iwin ⇔ https://789bet.kitchen/ ⇔ go 88
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
link trực tiếp bóng đá xoilactv tốc độ cao ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
123B ⇔ https://nhatvip.rocks ⇔ shbet
ABC8 ⇔ https://ww88.supply/ ⇔ W88
sin88.run ⇔ TDTC ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ 789club ⇔ BJ88 ⇔ 789win
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
https://j88cem.com/ ⇔ iwin ⇔ iwin
iwin ⇔ link 188bet ⇔ iwin ⇔ ko66
iwin ⇔ bet88 ⇔ iwin ⇔ 23win
FB88 ⇔ Hb88 ⇔ BJ88 ⇔ Bet88
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
 ⇔ shbet ⇔ kuwin ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
BJ88 ⇔ Kuwin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
77win tosafe ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ 789club ⇔ j88
33win ⇔ jun888 เครดิตฟร ⇔ 79king
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
https://meijia789.com/ ⇔ BK8 ⇔ 33WIN
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://choangclub.bar
https://vinbet.fun ⇔ https://uk88.rocks
Hay88 ⇔ https://33win.boutique/
789club ⇔ BJ88 ⇔ ABC8 ⇔ iwin
sunwin ⇔ sunwin ⇔ 
go 88 ⇔ go88 ⇔ go88 ⇔ sun win
sun win ⇔ sunwin ⇔ sunwin ⇔ iwinclub
iwin club ⇔ iwin ⇔ iwinclub ⇔ iwin club
iwin ⇔ hitclub ⇔ hitclub ⇔ v9bet
v9bet ⇔ v9 bet ⇔ v9bet ⇔ v9 bet
v9 bet ⇔ rikvip ⇔ hitclub ⇔ hitclub
Go88 ⇔ Go88 ⇔ Sunwin ⇔ Sunwin
iwin ⇔ iwin ⇔ rikvip ⇔ rikvip
 v9bet ⇔ v9bet ⇔ iWin ⇔ 23WIN
https://j88.so/ ⇔ https://projectelpis.org/
https://33win103.com/ ⇔ Thabet ⇔ SV66
888B ⇔ 188BET ⇔ J88
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BETfaf
https://188bethnv.com/ ⇔ https://win79og.com/
https://cakhiatvz.video/ ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://timnhaonline.net/ ⇔ https://vididong.com/
https://obrigadoportugal.org/ ⇔ https://69vncom.pro/
https://thoibaoso.net/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây