Cảm hứng bao trùm của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954) là cảm hứng về đất nước, về cách mạng

Thứ hai - 20/04/2020 10:10
Cảm hứng bao trùm của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954) là cảm hứng về đất nước, về cách mạng. Anh, chị hãy phân tích làm rõ những cảm xúc chân thực và lãng mạn ấy qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Việt Bắc của Tố Hữu và Đất Nước của Nguyễn Đình Thi.
Chưa bao giờ như giai đoạn này, thơ ca 1946 - 1954 lại gặt hái mùa vàng bội thu với những tên tuổi đã được khẳng định độ chín như Quang Dũng với “Tây Tiến”, Tố Hữu với đỉnh cao là “Việt Bắc”, Nguyễn Đình Thi với “Đất Nước”, Hồng Nguyên với “Nhớ”...Mỗi sáng tác là những dòng “cảm xúc chân thực và lãng mạn” về “cảm hứng đất nước, về cách mạng”. Những trang thơ vói cảm hứng lang mạn bay bỗng ấy đã mang đến cho đời bao hình ảnh đẹp về đất nước quê hương Việt Nam.

Thơ ca giai đoạn 1946 - 1954 thực sự là một giai đoạn sôi nỗi đánh dấu bước chuyển mình quan trọng khi hòa nhập vào cuộc sống mới, con người mới. Đó là cuộc kháng chiến chống Pháp đang mang lại nguồn cảm hứng dồi dào cho các nhà thơ - chiến sĩ. Mỗi ngòi bút đều tìm đến những cảm xúc về đất nước nhưng khai thác cảm xúc ấy dưới nhiều góc độ khác nhau. Tất cả mọi cảm xúc, cảm hứng đều được cách mạng hóa. Người lính trở thành hình tượng trung tâm của văn học. Cuộc sống lao động, chiến đấu đều là cuộc sống gắn bó nghĩa tình giữa cách mạng và nhân dân. Trong tiểu luận Nhận đường, Nguyễn Đình Thi có nhận xét rằng “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta”. Nhận xét ấy đã nói lên được bối cảnh của giai đoạn văn học này – nền văn học của những cảm hứng lãng mạn bay bổng về nhân dân và đất nước và cách mạng.

Đề tài cách mạng có lẽ nổi bật nhất trong giọng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Nhắc đến Tố Hữu phải nói đến ông là nhà thơ của những sự kiện chính trị lớn của đất nước, của dân tộc. Đời thơ cửa Tố Hữu gắn liền với những chặng đường lịch sử của dân tộc. Cách mạng và nhân dân. Lý tưởng và cuộc đời luôn là nguồn sáng ấm áp và lấp lánh trong mỗi trang thơ của Tố Hữu. Một trong những sáng tác đỉnh cao của Tố Hữu giai đoạn kháng chiến chống Pháp là bài thơ Việt Bắc. Đây cũng là bài thơ đậm đà giọng thơ trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.

Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu là bản anh hùng ca kháng chiến, là khúc ca nghĩa tình cách mạng của “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Trong bản đại hợp xướng ấy có một dòng trữ tình ngọt ngào, thắm thiết diễn tả tình yêu quê hương đất nước sâu sắc và mới mẻ. Đó là tình yêu “quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà”:

“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Lời Việt Bắc gợi đến đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” hết sức sâu sắc. Việt Bắc chính là cội nguồn của cách mạng, nơi đã truyền hơi thở, nơi đã cho Việt Nam hình hài và nhất là nơi đã cho ta nghĩa tình của những năm tháng không thể nào quên.

“Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng sơn”.

Người Việt Bắc một lòng với Đảng, một lòng theo cách mạng. Họ đã sống “đắng cay ngọt bùi” những ngày gian khó, đã “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, đã “thương nhau chia củ sắn lùi” thì nay lại “miếng cơm chấm muối” đói kém, vất vả nhưng lòng vẫn vui cười kháng chiến vì hiểu đang cùng với cán bộ gánh trên vai nhiệm vụ nặng nề, to lớn. Đó là mối thù thằng Tây - “mối thù nặng vai”. Tấm lòng son của nhân dân Việt Bắc là như vậy đó.

Người về xuôi đáp lại ân tình bằng cả lời thề nước non:

Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu.

Đại từ nhân xưng “Ta-Mình” vốn chỉ dành cho lứa đôi yêu nhau hay tiếng gọi âu yếm vợ chồng. Nay được thi nhân gắn kết vào câu chuyện của những người cách mạng nghe sao cứ ngọt ngào sâu lắng. Giây phút chia tay này không còn mình với ta nữa vì cả hai đã hòa vào nhau làm một rồi. Tất cả đã tan chảy thành một khối tình ăm ắp những kỷ niệm. Nên ta thề với mình rằng: lòng ta trước sau như một, như suối nguồn kia không bao giờ vơi cạn “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”.

Người cán bộ kháng chiến nhớ Việt Bắc mà:

“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nang chiều lưng nương”.

Bời vì “Khi ta ở đất chỉ là nơi ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Người về nhớ cảnh và người Việt Bắc, nhớ lại những kỷ niệm của những ngày kháng chiến gian nan “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”. Và hình ảnh sâu đậm nhất đối với người cán bộ cách mạng là hình ảnh người mẹ Việt Bắc:

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”.

Đó là người mẹ tần tảo, vất vả nắng mưa, chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, vừa địu con vừa chắt chiu từng hạt ngô để góp gom mà nuôi bộ đội.

Trong nỗi nhớ của người về, thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa xanh tươi rực rỡ cũng được người về gợi lên đầy sức quyến rũ:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt tưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tỉnh thủy chung”.

Mùa đông thật ấm áp và đầy sức sống bởi màu xanh của rừng già cùng vói gam màu nóng “đỏ tươi” của bông hoa chuối. Có bóng dáng con người giữa đèo cao thật hiên ngang với ánh nắng lóe lên nơi con dao gài thắt lung trở thành điểm sáng của bức tranh. Mùa Xuân có hoa mơ nở trắng rừng thật lãng mạn, có bóng dáng con người lao động ở làng nghề đan nón thủ công với công việc lao động cần cù, tỉ mỉ, tài hoa “chuốt từng sợi giang”. Mùa hạ có hoa phách nở vàng trong tiếng ve ngân vang, có bóng cô em gái hái măng một mình với bao tình thương nỗi nhớ. Mùa thu có ánh trăng vàng rọi xuống tự do, có tiếng hát ân tình của ai ngân vang nhắn nhủ.

Từ âm điệu trữ tình ngọt ngào thắm thiết, nhiều đoạn vang lên âm hưởng anh hùng ca. Tác giả tự hào về nhũng chiến thắng oai hùng của dân tộc như Phủ Thông, Đèo Giàng, Sông Lô, Tây Bắc, Điện Biên Phủ. Ngợi ca những chiến thắng vẻ vang của dân tộc cũng chính là nhà thơ thể hiện ở đỉnh cao tinh thần yêu quê hương đất nước:

“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất nung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”

Mượn màu sắc của tình yêu , bằng hình thức hát đối đáp dân tộc, nhà thơ Tố Hữu đã diễn tả sâu sắc và phong phú tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về đất nước trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của Việt Bắc trong kháng chiến chống pháp:

Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.

Văn hào Êrenbua (Nga) có nói: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trong ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu, hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đến những cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xucônô thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng gọi đùa người yêu. Người xứ Ucơren nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường...”. Cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh của dân tộc ta cũng đã khiến cho mỗi người Việt Nam càng thêm yêu thêm quý quê hương đất nước mình như thế. Cảm hứng về đất nước bộc lộ rõ nét và sâu sắc nhất có lẽ là qua những trang viết của Nguyễn Đình Thi. Đất nước trong anh là quê hương Hà Nội đặc trung với mùi hương cốm mới, gió heo may se lạnh buổi đầu thu, lá vàng rơi trong nắng nao lòng:

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Nguyễn Đình Thi gợi lên hình ảnh của đất nước bằng niềm vui trước mùa thu kháng chiến với những sắc màu, âm thanh rộn rã. Tình yêu sông núi, quê hương từ đó như cũng thăng hoa theo tâm hồn ấy mà bay lên:

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rùng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.

Giũa thời điếm trang nghiêm của lịch sử, miền Bắc đã được giải phóng, nhà thơ khẳng định tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc, và bộc lộ niềm tự hào về đất nước:

Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đáy là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngã đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.


Nhịp thơ dồn dập bởi những phép điệp: điệp từ “của”, “nhưng”, “chúng ta”; điệp ngữ “của chúng ta”; điệp cấu trúc cú pháp “Trời xanh đây là”, “Núi rừng đây là”, “Những cánh đồng”, “Những ngã đường”, “Những dòng sông”... Từ đó tạo nên giọng thơ triết luận, hùng biện, bộc lộ niềm phấn khởi, tự hào, sảng khoái khi non sông đất nước được độc lập, con người được làm chữ.

Nếu Hoàng Cầm nồng nàn với những kỷ niệm thì Nguyễn Đình Thi suy tu và triết lí về đất nước, về không gian, về thời gian. Hoàng Cầm gợi lên hình ảnh con người của quê hương còn Nguyễn Đình Thi gợi lên con người của lịch sử. Cụ thể và khái quát, trừu tượng đều có sức mạnh :

Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Cách nói “chưa bao giờ khuất” thể hiện niềm tự hào, lòng tự cường mãnh liệt về dân tộc bé nhỏ nhưng có sức vươn lên kỳ vĩ trước bao thế lực ngoại xâm. Từ láy “rì rầm” vừa có tính tả thực vừa có tính tượng trưng, gợi tiếng nói cha ông xưa luôn hiện diện cùng con cháu hôm nay, nhắc nhở về truyền thống bất khuất của giống nòi vẫn ngày đêm “vọng nói về” trong lòng đất, trong quá khứ, trong lịch sử xiết bao tự hào.

Đoạn kết bài thơ “Đất nước” là cảm hứng anh hùng ca. Tác giả ngợi ca sức mạnh bão táp của một dân tộc vùng lên giành tự do độc lập. Chiến thắng Điện Biên Phủ như là một biểu tượng sức mạnh của dân tộc anh hùng và cũng là biểu tượng cho sức mạnh của tình yêu Tổ quốc:

Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

Nếu “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi và “Việt Bắc” của Tố Hữu là những cảm hứng chung về đất nước, con người thì “Tây Tiến” của Quang Dũng lại mang dấu ấn đậm chất riêng. Hình tượng trung tâm của thời đại 1946 - 1954 ở đây là người lính. Hình tượng ấy người lính cách mạng ấy thấm vào từng câu chữ làm ngời sáng khuôn mặt của chiến binh thời đại Hồ Chí Minh. Họ là những con người “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng” ra đi để bảo tồn sông núi. Đã đi là “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” vì vậy “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” trong mắt họ:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Sài Khao và Mường Lát là hai địa danh gợi lên cái âm u, mịt mù của miền đất lạ. Cái đẹp hình thành từ hai nét tương phản “khói sương mờ ảo”“đoàn quân oai hùng”. Khói sương mờ ảo trong sự hùng vì bởi núi non chìm trong “sương lấp”, đoàn quân oai hùng vì hành quân trong thời tiết khắc nghiệt ấy. Chữ “mỏi” nói rất thật cảm giác của sự vất vả. Nếu câu trên gợi cảm giác mệt mỏi nặng trắc những gian khổ thì câu sau lại là một câu hoàn toàn đối lập: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Câu thơ dệt nên từ nhiều thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng bâng khuâng, chơi vơi như sương như hoa, như hồn người.

Con đường hành quân tiếp đó được vẽ nên bằng những nét vẽ gân guốc rắn rỏi bởi nhiều từ láy tạo hình cực tả độ hiểm nguy của núi đá, vực sâu rất đúng với địa hình Tây Bắc - nơi mỗi đỉnh núi được ví như dốc trời. Người lính hành quân giữa thiên nhiên “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”. Con đường dường như được tuyệt đối hóa bằng dốc cao và vực thăm bởi “ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Hùng vĩ thật đấy mà cũng hiểm nguy thật đấy, chỉ cần sơ sểnh một bước chân thôi cũng đủ chết người rồi. Phép nhân hóa “súng ngửi trời” vừa lạ vừa độc đáo. Đúng là “Làm thơ là cân từng một phần nghìn miligram quặng chữ” (Maiacôpxki), Quang Dũng có lẽ đã cân nhắc lắm chữ “ngửi”. Quả là độc đáo. Nó là nhãn tự của câu thơ có sức biểu hiện rất mạnh, gợi ra được chiều cao của dốc núi, vừa vẽ ra được vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc và quan trọng hon là nêu được tinh thần dấn thân của người lính Tây Tiến, kích thích tâm hồn người lính, được nâng lên sánh vai với tầm thiên nhiên hùng vĩ của Tây Bắc.

Rất đẹp hình anh lúc ráng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo.
(Tố Hữu)

Tâm hồn lãng mạn và hào hoa của những chàng trai Hà Nội còn gây ấn tượng mạnh bởi nét mỹ lệ, duyên dáng giữa con người và thiên nhiên:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Đêm văn nghệ “bừng” lên lửa trại, bừng lên tiếng nói tiếng cười. Không gian náo nhiệt bởi tiếng khèn điệu múa. Có vẻ mê đắm của chàng trai trước dáng vẻ “e ấp” của thiếu nữ vùng cao. Có cái phiêu du trong tiếng khèn man điệu đã biến những chàng trai thành tâm hồn thi sĩ để “xây hồn thơ” về đất bạn Viên Chăn. Cảnh vượt thác cũng rất gợi, màu sắc hội họa được Quang Dũng khắc họa đậm nét:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Chất men lãng mạn gần như bay bổng hơn ở hình ảnh “hồn lau”“hoa đong đưa”. Chỉ có người từng sống ở Tây Bắc mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của “hồn lau”. Hoa lau phất phơ trong nắng mang cả hồn người trong buổi chia ly. Còn cái dáng “hoa đong đưa” kia lại đối lập với “dòng nước lũ” tạo nên nét đặc trưng của núi rừng miền Tây Bắc: hoang dại, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình thơ mộng.

Bút pháp lãng mạn tiếp tục được ngòi bút Quang Dũng khai thác triệt để khi dựng lên chân dung người lính Tây Tiến:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Sự đối lập giữa ngoại hình ốm yếu tiều tụy, đầu trọc, da xanh với tinh thần chiến đấu bên trong thật dữ dội “dữ oai hùm” đã lột tả được sức mạnh của đoàn binh. Ba chữ “dữ oai hùm” khắc họa chân dung người lính vừa hiện thực vừa lãng mạn. Sự xơ xác khiến họ thành dữ tợn hay tinh thần chiến đấu của họ đã đạt đến độ làm giặc phải khiếp sợ. Lại thêm cách nói “không mọc tóc” thêm phần ngang tàng, khảng khái, đậm chất lính hài hước, hóm hỉnh. Trong gian khổ thiếu thốn, họ vẫn lạc quan, yêu đời không ngại gian khổ, mất mát.

Đôi “mắt trừng” cháy bỏng căm thù, cháy bỏng khao khát lập công. “Đêm mơ” lại thật lãng mạn hào hoa. Nói như Vũ Quần Phương “Hai câu tho mà nhốt cả hai thế giới”. Đối với kè thù, anh là nỗi kinh hoàng bạt vía, đối với người thân thương lại là một tâm hồn lãng mạn hào hoa. Chiến tranh thật tàn khốc nhưng không cướp đi chất hào hoa trong tâm hồn người lính Hà Nội, đó là vẻ đẹp và đó cũng là sức mạnh.

Tây Tiến là thời đại một đi không trở lại “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Ngày nay, lịch sử khó tìm lại thời oanh liệt hào hùng ấy nữa.

Ba bài thơ “Đất nước”, “Việt Bắc”, “Tây Tiến” cùng ra đời trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Ba bông hoa ngát hương này tiêu biểu cho một giai đoạn thơ ca tươi đẹp về cảm hứng cách mạng và đất nước. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã khiến cho mỗi người Việt Nam thêm yêu thương gắn bó với quê hương đất nước thân yêu của mình. Các nhà thơ đã khéo léo thể hiện những cảm nhận của mình về đất nước. “Việt Bắc” của Tố Hữu đã diễn tả sâu sắc tình yêu quê hương đất nước của nhân dân ta, diễn tả tình cảm mới mẻ, tình yêu quê hương cách mạng. “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi là niềm phấn khởi tự hào khi quê hương hoà bình, miền Bắc được giải phóng, con người được làm chủ. “Tây Tiến” của Quang Dũng là niềm kiêu hãnh về những con người bảo tồn sông núi “chẳng tiếc đời xanh” đã cống hiến máu xương làm lá cờ cách mạng thêm đỏ thắm. “Dòng suối đổ vào sông, con sông Volga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên tình yêu tổ quốc” (Êrenbua). Mỗi bài thơ của Quang Dũng, của Nguyễn Đình Thi, của Tố Hữu như những dòng suối trong trẻo mát lành đã đổ vào dòng sông của tình yêu quê hương và góp phần làm nên biển lớn của tình yêu Tổ quốc hôm nay và mai sau.

Có thể nói, thơ ca kháng chiến chống Pháp là mùa vàng đầu tiên của thơ ca cách mạng, nơi cảm hứng yêu nước và nhân dân đã thăng hoa trên đầu ngọn bút để bay lên cùng núi sông Việt Nam. Ngày nay đọc lại những vần thơ ấy, vẫn thấy bao la bát ngát tình.
Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ j888
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ Gemwin
iwin ⇔ https://789bet.kitchen/ ⇔ go 88
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
link trực tiếp bóng đá xoilactv tốc độ cao ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
hitclub ⇔ https://nhatvip.rocks ⇔ 
ABC8 ⇔ https://ww88.supply/ ⇔ W88
sin88.run ⇔ TDTC ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ 789club ⇔ BJ88 ⇔ 789win
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
https://j88cem.com/ ⇔ https://iwin20.com/ ⇔ iwinclub
iwin ⇔  ⇔ iwin ⇔ ko66
 ⇔ bet88 ⇔ https://iwin89.com/ ⇔ 23win
FB88 ⇔ Hb88 ⇔ BJ88 ⇔ Fun222
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔  ⇔ kuwin ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
BJ88 ⇔ Kuwin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
77win tosafe ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ j88
99OK ⇔ jun888 เครดิตฟร ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
https://meijia789.com/ ⇔ BK8 ⇔ 33WIN
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://choangclub.bar
https://vinbet.fun ⇔ https://uk88.rocks
Hay88 ⇔ https://33win.boutique/
789club ⇔ BJ88 ⇔ ABC8 ⇔ iwin
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
go 88 ⇔ go88 ⇔ go88 ⇔ sun win
sun win ⇔ sunwin ⇔ sunwin ⇔ iwinclub
iwin club ⇔ iwin ⇔ iwinclub ⇔ iwin club
iwin ⇔ hitclub ⇔ hitclub ⇔ v9bet
v9bet ⇔ v9 bet ⇔ v9bet ⇔ v9 bet
v9 bet ⇔ rikvip ⇔ hitclub ⇔ hitclub
Go88 ⇔ Go88 ⇔ Sunwin ⇔ Sunwin
iwin ⇔ iwin ⇔ rikvip ⇔ rikvip
 v9bet ⇔ v9bet ⇔ iWin ⇔ 23WIN
https://j88.so/ ⇔ https://projectelpis.org/
https://33win103.com/ ⇔ SV66 ⇔ 
888B ⇔ 188BET ⇔ J88
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BET
https://188bethnv.com/ ⇔ https://win79og.com/
Cakhiatv ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://timnhaonline.net/ ⇔ https://vididong.com/
https://obrigadoportugal.org/ ⇔ https://69vncom.pro/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ https://sunwin214.com/
789winmb.black ⇔ 789win ⇔ https://iwin886.com/
https://88clb.lawyer/ ⇔ https://olicn.com/
https://iwin.locker/ ⇔ https://gettysburgghostgals.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây