Cuộc sống sẽ ra sao nếu nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn.

Thứ ba - 13/12/2016 02:00
Một phần sáu dân số thế giới không được dùng nước sạch. Hơn hai triệu người (phần lớn là trẻ em) chết hàng năm do các bệnh liên quan đến nguồn nước. Các vấn đề liên quan đến nước không chỉ riêng ở các nước đang phát triển.
Một loại thuốc trừ sâu độc hại đã bị cấm sử dụng tại nhiều nước châu Âu nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mĩ. Từ những cánh đồng, loại thuốc này xâm nhập vào các dòng sông, các hồ chứa nước..,; Một chuyên gia nghiên cứu vẽ nước ước tính nguồn nước cung cấp cho California sẽ cạn kiện sau 20 năm... Nhũng con số thống kê trên từ bộ phim tài liệu mới đây có tên "FLOW" (dỏng chảy) nói về sự cạn kiệt của nguồn nước, những yếu tố ảnh hưởng bao gồm cả tình trạng khô hạn và nhu cầu về nước của con người. Tình trạng thiếu nước trầm trọng sẽ đe dọa sự tồn tại của chính chúng ta.

Nước chiếm vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Nước tham gia vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Thế nhưng theo các nhà nghiên cứu, nguồn nước đang ngày càng vơi cạn và con người đang đứng trước những thách thức và nguy cơ rất lớn. Theo thống kê của Liên hiệp quốc, hiện nay khoảng 20% dân số thế giới sống tại 30 quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và con số này trong năm 2025 được dự báo sẽ lên tới 30%. Ngoài ra có hơn 1/3 dân số thế giới đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe liên quan đến nước. Trong khi đó, số liệu của Viện Nước quốc tế ở Stockhom (Thụy Điển - SIWI) cũng cho thấy, mỗi ngày trên thế giới có tới 5000 trẻ em tử vong vì bị tiêu chảy do điều kiện vệ sinh không đảm bảo, không đủ nước sinh hoạt.

Theo viện này, lượng nước sinh hoạt trung bình dành cho người dân ở khu vực châu Á hiện nay chỉ đạt 1 5 - 30%, đến năm 2025 rất đáng báo động, lượng nước sinh hoạt trung bình sẽ giảm đến 70% so với năm 1950 cả nước sẽ là một trong những thách thức đau đầu nhắt đối với khu vực này. Con người sẽ phải đối mặt với vô số những thảm họa khi nguồn nước ngày càng cạn kiệt. Vậy tại sao lại dẫn đến những nguy cơ này?
 
Nhu cầu nước sạch của con người hơn ba mươi năm qua đã vượt qua khả năng cung cấp. Đừng nghĩ rằng nước tuần hoàn trong tự nhiên và luôn hiện diện ở đâu đó trên hành tinh này mà phải nhớ rằng nước đã, đang và còn sẽ bị con người làm ô nhiễm, lãng phí và tạo điều kiện để nước sạch tiếp xúc với nước mặn. Bằng nhiều cách khác nhau, con người đã sử dụng nước và trả lại tự nhiên loại nước không còn khả năng sử dụng. Một khối lượng nước khổng lồ cũng được đưa lên các sa mạc. Con người cũng bơm nước bề mặt ở mọi nơi trên thế giới với tốc độ nhanh hơn khả năng bổ sung của tự nhiên. Thực tế là chúng ta đang thiếu nước sạch, ở mọi nơi trên thế giới và chỉ còn có cách quên đi câu chuyện hoang đường về sự vô tận và chấp nhận sự hữu hạn của hành tinh này. Biến đổi khí hậu cũng làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nước.

Sự nóng lên toàn câu làm tăng nhiệt độ của nước trên Trái Đất, thúc đẩy quá trình bốc hơi. Tăng nhiệt độ dẫn tới tan băng. Chúng ta đang lấy nhiều hơn những gì chúng ta được thiên nhiên san sẻ. Câu trả lời cho câu hỏi "Ai là chủ nhân của nước?" sẽ là “Không ai cả”. Nước thuộc về Trái Đất, thuộc về thiên nhiên, nước của mọi loài, của thế hệ tương lai. Sự tăng trưởng dân số và kinh tế ở châu Á cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác là một nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước. Theo ước tính của Liên hiệp quốc, dân số thế giới năm 2050 sẽ đạt tới 9 tỉ người, như vậy nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng lên mà việc tiếp cận với nguồn nước sạch ngày càng khó hơn.

Bên cạnh tốc độ đô thị hóa quá nhanh là nhu cầu nước dùng cho nông nghiệp tăng cao làm cạn kiệt nguồn nước. Theo SIWI, hoạt động nông nghiệp của thế giới hiện sử dụng 70% lượng nước khai thác, trong khỉ đó 60% lượng nước này bị sử dụng không hiệu quả. Rác thải gây ô nhiễm và ô nhiễm môi trường từ nhiều nguồn khác nhau cũng khiến nguồn nước sạch thất thoát dần. Một khối lượng nước lớn còn bị thất thoát do các sự cố về đường ống, do thói quen dùng nước không tiết kiệm của con người...
 
Từ thực trạng trên, chúng ta cần thiết phải nhanh chóng đưa ra và sử dụng có hiệu quả các giải pháp nhằm hạn chế tới mức tối đa nguy cơ này. Nếu như các nhà lãnh đạo thế giới, các tổ chức tài chính kinh tế, Liên hiệp quốc, các tổ chức thuộc chính phủ thực sự muốn giải quyết vấn đề liên quan đến nước, họ phải có hành động ở tầm quốc gia và quốc tế, càng sớm càng tốt.

Người ta có thể đưa ra các giải pháp mang tầm cỡ quốc tế như vận chuyển các khối tuyết từ Nam Cực về, sử dụng các tảng băng để chế thành nước uống; khử mặn nhằm “ngọt hóa nước biển”, tái chế nguồn nước đã qua sử dụng để sử dụng lại... Bên cạnh đó là các hiệp ước mang tính toàn cầu để đảm bảo cho mọi người đều được dùng nước sạch cũng như đảm bảo về nước sinh hoạt cho thành thị và nông thôn. Hưởng ứng những chương trình mang tính quốc gia, quốc tế, bản thân mỗi người cần bắt đầu từ những việc rất nhỏ. Hãy sử dựng nước một cách tiết kiệm và hợp lí, trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Hãy nhiệt tình hưởng ứng tham gia vào các hoạt động tuyền truyền bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái.
 
Nếu bạn đóng vòi nước trong khi đánh răng thì đã tiết kiệm được cả chục lít nước sạch trong một phút nhưng không nên cho rằng mình có nhiều tiền để trả thì cứ để cho nó chảy đi...
Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây