Câu 1. (2 điểm)
Đọc bài thơ sau:
- “Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
(Nam quốc sơn hà)
- “Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san”.
(Tụng giá hoàn kinh sư)
Hãy nhận diện và xác định từ ghép Hán - Việt đẳng lập và từ ghép Hán - Việt chính phụ.
Câu 2. (2 điểm):
Tìm mười từ ghép Hán - Việt có yếu tố chính và yếu tố phụ đều đứng trước.
Câu 3. (6 điểm)
- Hãy phân biệt các từ Hán - Việt sau:
+ Tái giá, tái hôn
+ Tái hồi, tái hợp
- Đặt câu với các từ ấy.
-----------------------------------
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1.
- Các từ “sơn hà, xâm phạm” (Nam quốc sơn hà), “gian nan” (Tụng giá hoàn kinh sư) là từ ghép đẳng lập.
- Các từ “thiên thư” (Nam quốc sơn hà), “Thái bình” (Tụng giá hoàn kinh sư) là từ ghép chính phụ.
Câu 2.
- Từ ghép Hán - Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: bảo mật, phóng hỏa, phát thanh, đình chiến, điện báo, đính hôn, tham chiến, tuyệt vọng.
- Từ ghép Hán - Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: đại thắng, hậu đãi, thi nhân, tân binh,...
Câu 3: Phân biệt nghĩa các từ Hán - Việt sau:
- Tái giá: (tái: lại một lần nữa, giá: đi lấy chồng), tái giá là người đàn bá góa lấy chồng lần nữa.
- Tái hôn: (tái: lại một lần nữa, hôn: lấy vợ, cưới vợ), tái hôn là cưới vợ một lần nữa.
Ví dụ:
1. Mẹ Tấm chết, người cha tái hôn với một người đàn bà khác, sinh ra Cám.
2. Sau khi chồng mất được mười năm, bạn của mẹ tôi tái giá.
- Tái hồi (Tái: lại một lần nữa, hồi: trở lại, trở về): trở về nơi cũ, chỗ cũ sau thời gian cách biệt hoặc tan vỡ.
- Tái hợp: Sum họp, đoàn tụ trở lại sau thời gian xa cách.
Ví dụ:
Sau mười lăm năm lưu lạc, Kim Trọng và Thuý Kiều được tái hợp.