HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1 (3 điểm)
- “Buổi học cuối cùng” viết về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở một trường làng thuộc vùng An-dát (Pháp) khi nước Pháp rơi vào tay nước Phổ.
- “Buổi học cuối cùng” trở thành buổi chia tay trong nước mắt, buồn đau của thầy trò Ha-men.
- Qua đó, ta hiểu được niềm tự hào, tự tôn về ngôn ngữ dân tộc.
Câu 2 (7 điểm): Suy nghĩ từ câu nói của thầy Ha-men:
- Ngôn ngữ dân tộc là sức mạnh, niềm tin, lòng tự hào của mỗi dân tộc.
- Mất ngôn ngữ đồng nghĩa với không có tự do, độc lập.
- Từ lời dạy của thầy Ha-men, mỗi chúng ta hiểu thêm sự cần thiết phải học tập và giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình.
BÀI MẪU
Qua câu nói này, thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập.
Tiếng nói dân tộc là tài sản quý báu của một quốc gia. Ngôn ngữ là linh hồn riêng của mỗi dân tộc. Khi một dân tộc dù rơi vào vòng nô lệ nhưng vẫn giữ được tiếng nói của mình tức là họ vẫn giữ được bản sắc dân tộc, tinh thần và truyền thống lâu đời của dân tộc mình. Như vậy, họ vẫn còn một phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói là vũ khí tinh thần, là sức mạnh vô biên, động viên cả dân tộc đoàn kết thành một khối thống nhất cùng đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Lòng yêu nước thể hiện trong truyện này chính là lòng yêu tiếng nói của dân tộc mình. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc bị mai một thì dân tộc ấy khó mà có thể giành lại được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong.