1. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1: “Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến”, nhận định này nói về nội dung, ý nghĩa của những bài ca dao thuộc chủ đề nào?
A. Tình cảm gia đình.
B. Tình yêu quê hương, đất nước, con người.
C. Những câu hát than thân.
D. Những câu hát châm biếm.
Câu 2: Theo em, những câu hát than thân thuộc kiểu văn bản gì?
A. Văn bản tự sự.
B. Văn bản miêu tả.
C. Văn bản biểu cảm.
D. Văn bản tự sự, biểu cảm.
Câu 3: Điền từ đúng vào bài ca dao sau:
“Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi ... vào đâu”.
A. Biết tấp.
B. Biết trôi.
C. Biết chảy.
D. Trôi nổi.
Câu 4: Nghĩa của thành ngữ “Gió dập sóng dồi” được hiểu là:
A. Gió to, sóng lớn dồn dập xô đẩy.
B. Gió to, tạo những con sóng to.
C. Gió tạo ra sóng dồn dập.
D. Cuộc đời chìm nổi.
2. TỰ LUẬN (8 điểm)
Hãy nêu những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao than thân.
----------------------------------
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. TRẮC NGHIỆM: (Mỗi cảu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu 1. C
Câu 2. C
Câu 3. A
Câu 4. A
2. TỰ LUẬN: Trên cơ sở những bài ca dao đã học, các em hãy khái quát lại những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật.
- Nội dung: Các bài ca dao than thân đều diễn tả cuộc đời, thân phận con người trong xã hội cũ. Ngoài ý nghĩa than thân còn có ý nghĩa phản kháng.
- Nghệ thuật: Ca dao than thân sử dụng thể thơ phổ biến của ca dao là thể lục bát có âm điệu truyền cảm, sâu lắng, dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ truyền miệng và dễ đi vào lòng người. Tác giả dân gian sử dụng cách nói so sánh, ẩn dụ quen thuộc của ca dao. Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ bình dị, mộc mạc gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những hình thức nghệ thuật ấy đã thể hiện được tâm hồn phong phú đa dạng của người dân.