1. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Chọn đáp án đúng
Câu 1: “Bài thơ Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam) được xem là tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc viết bằng thơ ra đời ở thế kỉ XI. Nhận định này đúng hay sai?
A. Sai. B. Đúng.
Câu 2: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được viết bằng thể thơ gì?
A. Thất ngôn tứ tuyệt.
B. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
C. Thất ngôn bát cú.
D. Thất ngôn Đường thi.
Câu 3: Nguyên văn bài thơ “Nam quốc sơn hà” được biết bằng
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Quốc ngữ.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4: Thông thường một bài thơ tứ tuyệt có cách hiệp vần nào là phổ biến.
A. Hiệp vần chân.
B. Hiệp vần lưng.
C. Hiệp vần ôm.
D. Hiệp vần gián cách.
2. TỰ LUẬN (8 điểm)
2.1. Vì sao nói bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
2.2. Hãy nêu cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong những bài ca dao than thân đã học, đã đọc.
--------------------------------
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu 1. B
Câu 2. A
Câu 3. A
Câu 4. A
2. TỰ LUẬN:
2.1. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta bởi vì :
- Tuyên bố, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước ta (có chủ quyền, có nhà nước...). Xác định tính tất yếu của chân lí.
- Nêu cao ý chí quyết tâm sẵn sàng đánh đuổi bất cứ kẻ thù nào xâm lược để bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc.
- Bài thơ ra đời trong thời kì nước ta đang xây dựng một quốc gia độc lập vào thế kỉ XI trước âm mưu xâm lược, thôn tính của các thế lực phong kiến phương Bắc cho nên nó có sức cổ vũ, động viên tinh thần đoàn kết, sức mạnh chiến đấu, ý chí quyết tâm của quân và dân ta trong việc giữ gìn nền độc lập dân tộc.
- Có thể xem bài thơ là sự kết tinh của tinh thần Việt.
2.2. Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng về cơ bản phải làm nổi bật các trọng tâm sau đây:
- Cảm nhận được thân phận bé nhỏ, cay đắng tủi cực của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Hiếu và cảm thương cho những số phận bất hạnh ấy.
- Ta cảm thấy oán ghét xã hội vô nhân đạo, đầy đoạ người lương thiện. Oán trách xã hội rẻ rúng người phụ nữ, vùi dập họ, không cho họ cơ hội có hạnh phúc.
- Tiếng nói của người phụ nữ trong những bài ca dao than thân không chỉ là lời than thân trách phận mà còn là tiếng nói đấu tranh cho tự do, công bằng trong xã hội và hạnh phúc của con người.