A. KIỂM TRA ĐỌC:
* Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Bài đọc: “Chuỗi ngọc lam” (SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 134 – 135)
Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: (0, 5 điểm) Câu chuyện thuộc chủ điểm nào?
A. Con người với thiên nhiên
B. Giữ lấy màu xanh
C. Vì hạnh phúc con người
D. Cánh chim hòa bình.
Câu 2: (0, 5 điểm) Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
A. Tặng mẹ
B. Tặng chị
C.Tặng bạn
D. Tặng bà
Câu 3: (0, 5 điểm) Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
A. Em không đủ tiền để mua chuỗi ngọc.
B. Em có rất nhiều tiền để mua chuỗi ngọc.
C. Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc.
D. Em có dư tiền để mua chuỗi ngọc.
Câu 4: (0, 5 điểm) Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì?
A. Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để hỏi xem có phải cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm này không?
B. Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để hỏi xem giá của chuỗi ngọc.
C. Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để hỏi xem có phải cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm
này không? Và để hỏi xem giá của chuỗi ngọc.
D. Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để trả lại chuỗi ngọc cho Pi-e.
Câu 5: (0, 5 điểm) Vì sao Pi - e nói rằng cô bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
Câu 6: (1 điểm) Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
Câu 7: (1 điểm) Từ đồng nghĩa với từ “nhân ái” là:
A. Nhân dân
B. Nhân hậu
C. Nhân loại
D. Nhân vật
Câu 8: (1 điểm) Trong câu “Cháu đã đập con lợn đất đấy!” từ nào là đại từ?
A. Cháu
B. Con
C. Lợn
D. Đất
Câu 9: (1 điểm) Trong câu “Bằng toàn bộ số tiền em có”, từ nào là quan hệ từ?
A. Bằng
B. Toàn bộ
C. Số
D. Em
Câu 10: (0, 5 điểm) Hãy nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện trên.
B. KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả (Nghe – viết): (2 điểm) (15 phút)
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Rồi giọng già vui hẳn lên:
- Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!
Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:
- Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!
Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:
- Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa!
- A, chữ, chữ cô giáo!
2. Tập làm văn: 8 điểm (35 phút)
Đề bài: Em hãy tả một người để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HKI
NĂM HỌC 2021-2022
Môn: Tiếng Việt – Lớp 5
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
(Đã hướng dẫn trong đề kiểm tra)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Câu 1: C (0,5 điểm)
Câu 2: B (0,5 điểm)
Câu 3: A (0,5 điểm)
Câu 4: C (0,5 điểm)
Câu 5: Vì em mua chuỗi ngọc bằng tất cả tiền em dành dụm được. (0,5 điểm)
Câu 6: Những nhân vật trong truyện này là những người tốt bụng (1 điểm)
Câu 7: B (1 điểm)
Câu 8: A (1 điểm).
Câu 9: A (1 điểm)
Câu 10: (0,5 điểm) Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
B. KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả (nghe – viết): (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
2. Tập làm văn: (8 điểm)
- Viết đúng mở bài đạt 1 điểm
- Thân bài: 4 điểm
+ Đúng nội dung: 1, 5 điểm
+ Đúng kĩ năng: 1, 5 điểm
+ Cảm xúc: 1 điểm
- Kết bài: 1 điểm
- Dùng từ đặt câu: 1 điểm
- Sáng tạo: 1 điểm.
Bài văn mẫu:
Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo Hằng đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.
Hôm ấy, cô giáo Hằng em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô Hằng giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.
---Hết---