A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
2. Đọc hiểu ( 7 điểm)
Lập làng giữ biển
Nhụ nghe bố nói với ông.
- Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.
- Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
- Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.
Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:
- Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông như toả ra hơi muối.
Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:
- Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả có gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?
Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai quan trọng nhường nào?
- Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang ….
Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ:
- Thế nào con, đi với bố chứ?
- Vâng! Nhụ đáp nhẹ.
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời……
TRẦN NHUẬN MINH
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: (1 điểm) Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? (M1)
a. Đưa Nhụ ra đảo sinh sống.
b. Họp làng để bàn việc đánh cá ngoài khơi.
c. Họp làng để di dân ra đảo.
d. Họp làng để bàn việc giúp đỡ đàn bà và trẻ con.
Câu 2: (1 điểm) Lúc đầu, khi mới nghe lời bàn, ông của Nhụ có đồng ý không? (M1)
a. Ông của Nhụ đồng ý.
b. Ông của Nhụ còn do dự.
c. Ông của Nhụ còn suy nghĩ.
d. Ông của Nhụ không đồng ý.
Câu 3: (1 điểm) Việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?
a. Đảo ở gần luồng cá nên đánh cá dễ dàng..
b. Đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
c. Đảo có đất rộng để xây dựng chợ.
d. Đảo có đất để xây dựng môt ngôi làng mới.
Câu 4: (1 điểm) Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
a. Nhụ không tin vào kế hoạch và ước mơ của bố.
b. Nhụ chưa tin lắm vào kế hoạch và ước mơ của bố.
c. Nhụ còn do dự vào kế hoạch và ước mơ của bố.
d. Nhụ tin vào kế hoạch và ước mơ của bố.
Câu 5: (1 điểm) Điền vào từng chỗ trống các chi tiết nói về suy nghĩ của Nhụ về làng mới ở đảo.
a.Tên làng: …………………………………………………………………………
b. Vị trí của làng: ………………………………………………………………......
Câu 6: (1 điểm) Hai câu “Dũng học giỏi. Bạn ấy còn giúp đỡ bạn bè” được liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Lặp lại từ ngữ b. Thay thế từ ngữ c. Dùng từ ngữ nối
Câu 7: (0,5 điểm) Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép:
Nhờ cô giáo giúp đỡ tận tình…………………………………………………….
Câu 8: (0,5 điểm) Đặt hai câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy…nhưng…;Nếu … thì
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
Trí dũng song toàn ( Tiếng việt lớp 5 tập 2 trang 25)
( Từ thấy sứ thần Việt Nam …..đến hết)
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Tả một đồ mà em yêu thích.
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
…………………………………………………………………………………….…
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 5
A. Bài kiểm tra đọc:
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có
- biểu cảm: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đùng
- tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
- Câu 1: c (1 điểm)
- Câu 2: d (1điểm
- Câu 3: b (1điểm)
- Câu 4: d (1 điểm
- Câu 5: (1 điểm) HS nêu được 2 ý đạt
a. Bạch Đằng Giang
b. ở đảo Mõm Cá Sấu, hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở phía chân trời
- Câu 6: b (1 điểm)
- Câu 7: (0,5 điểm) Viết thêm quan hệ từ và một vế câu thích hợp vào chỗ chấm:
- Nhờ cô / giúp đỡ tận tình mà Khánh/ đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
- Hoặc vế câu khác đúng.
- Câu 10: (0,5 điểm) Đặt mỗi câu ghép có cặp quan hệ từ đúng. Mỗi câu đạt
- Tuy nhà nghèo nhưng bạn Lan vẫn cố gắng học giỏi.
- Nếu thời tiết đẹp thì lớp em sẽ đi cắm trại.
- Hoặc câu khác đúng.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Tả một đồ mà em yêu thích.
Bài làm:
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ nghỉ hè xong, gần đến năm học là mẹ lại đưa tôi đi chuẩn bị những đồ dùng học tập cần thiết cho năm học mới. Mẹ chuẩn bị rất nhiều và đầy đủ đồ dùng học tập cho tôi nhưng đồ mà tôi yêu thích nhất là cây bút mực Thiên Long.
Cây bút mực ấy dài tầm khoảng mười lăm phân. Phần nắp bút màu tím bằng nhựa có cả ghim cài nhìn thấy bắt mắt. Phần thân bút màu trắng, bằng nhựa cứng. Trên thân bút, có ghi dòng chữ Thiên Long thật đậm. Chỉ cần mở nắp bút ra là chúng ta sẽ nhìn thấy ruột bút. Ruột bút ở bên trong thân bút, bên trong có chứa mực. Ngòi bút bằng ngòi kim, trên có gắn hòn bi sắt để khi viết thì dễ dàng hơn. Chỉ cần mở nắp bút ra là ta có thể viết rất dễ dàng.
Cây bút mực rất có ích đối với học sinh. Màu tím của bút đã trở thành biểu tượng cho lứa tuổi học sinh trong trắng, ngây thơ với những hoài bão, ước mơ thật đẹp. Bút mực Thiên Long viết rất trơn và đẹp, giá thành lại rẻ, chỉ vài nghìn đồng một chiếc, chẳng thế mà nó luôn được rất nhiều học sinh ưa dùng, luôn được học sinh dùng để viết và cả trong thi cử. Chính từ những chiếc bút mực ấy mà bao người đã nên danh trong đường đời, bút mực Thiên Long đã đồng hành cùng học sinh, nâng cánh ước mơ, nuôi dưỡng tài năng bao thế hệ. Bút mực thực sự rất nổi tiếng, được mọi lứa tuổi học sinh ưa dùng. Không những vậy, bút mực Thiên Long không chỉ có nguyên màu tím mà còn có rất nhiều màu khác như màu xanh, màu đen- rất phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp Hai, học sinh cấp Ba, phù hợp với nhiều người ở nhiều ngành nghề khác nhau, có màu đỏ phù hợp cho những thầy giáo, cô giáo chấm bài. Với kiểu dáng ưa nhìn, gọn nhẹ, bút Thiên Long chính là đồ dùng học tập thật tiện lợi, chỉ cần bỏ gọn một góc trong hộp bút là xong. Tuy nhiên, nếu để bị rơi bút nhiều lần thì ngòi bút sẽ bị hỏng, tắc mực, sẽ không thể viết trơn tru nữa, do đó khi dùng xong, chúng ta cần lưu ý là đậy nắp bút và để cẩn thận, tránh làm rơi bút nhiều lần, có như vậy bút mới bền. Khi viết hết mực, ta chỉ cần bỏ chiếc ngòi cũ đi và thay ngòi mới là có thể tiếp tục viết dễ dàng.
Chiếc bút mực mãi là đồ dùng học tập ưa thích của tôi. Chiếc bút sẽ mãi là người bạn đồng hành với tôi trong những tháng năm đi học và cả sau này.