A. KIỂM TRA ĐỌC.
I. Đọc thầm bài:
Hoa điên điển
Chúng tôi lên xuồng lá, Huỳnh Điển cầm chèo, chèo ngược ra rừng cây dại nở hoa vàng mà tôi phải mỏi tay vạch đường vào đây. Xuồng lẫn vào hoa vàng, cô bé đứng trên xuồng với tay hái những bông vàng ấy.
- Sao cháu đi hái rau mà lại rẽ vào chơi hoa. Ba má về có kịp cơm ăn, chiều còn lên lớp!
- Bông điên điển là rau của nhà cháu chú à. Hồi mang bầu cháu nè, má cũng chèo xuồng hái điên điển đãi một nhà thơ ghé chơi trường này. Chú nhà thơ thích lắm mới lấy tên hoa bảo má đặt cho cháu, Lê Thị Huỳnh Điển. Tên cháu còn có nghĩa là một pho sách quý, ba cháu nói vậy. Điên điển hái ăn không hết thì chơi nhà chòi, lấy chỉ xâu thành mũ vàng đội đầu...
Cô bé cứ vừa hái hoa vừa thủ thỉ kể chuyện, tôi ngồi dưới ngước mắt nhìn lên thấy mái đầu nhỏ điểm hoa vàng, tôi chợt nhớ cái vương miện công chúa trên đầu cô bé thuyền chài gặp sáng nay. Tôi lại tiếc là đã sai lầm không mang máy chụp hình theo để chụp những ngón tay măng đang hái một loài hoa ăn được, như hái những đốm nắng vàng. Cao trên kia là bầu trời xanh, thành thử nhìn lên, đôi bàn tay ấy lại như đang hái mây bông nõn nà.
Trần Quốc Toàn
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất các câu 1, 2, 4, 5, 6:
Câu 1: Cô bé Huỳnh Điển dẫn tác giả đi đâu ? (M1-0,5đ)
a. Ra sông.
b. Hái hoa.
c. Vào rừng điên điển.
d. Lên xuồng ba lá.
Câu 2: Cô bé hái bông điên điển để làm gì? (M1-0,5đ)
a. Để lấy chỉ xâu thành mũ vàng đội đầu...
b. Để nấu canh ăn.
c. Để cắm vào bình cho đẹp
d. Để ăn, chơi nhà chòi, lấy chỉ xâu thành mũ vàng đội đầu...
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S (MĐ1-0.5đ)
Câu văn : “Bông điên điển là rau của nhà cháu chú à.” là:
a. Câu kể Ai làm gì?
b. Câu kể Ai là gì?
c. Câu kể Ai thế nào?
d. Câu hỏi
Câu 4. Vì sao cô bé mang tên Huỳnh Điển? (MĐ2-0.5đ)
a. Mẹ bé thường lấy hoa điên điển làm rau ăn khi mang bầu bé.
b. Đó là tên loài hoa đẹp, ăn được lại vừa có nghĩa là pho sách quý.
c. Vì chú nhà thơ thích tên loài hoa đẹp, ăn được nên khuyên ba mẹ bé.
d. Vì hoa điên điển được trồng nhiều ở đây.
Câu 5: Cảnh vật được miêu tả trong đoạn cuối như thế nào? (MĐ2-0.5đ)
a. Rất thanh bình.
b. Rất đẹp và rất hùng vĩ.
c. Rất đẹp và rất bình dị.
d. Rất hùng vĩ.
Câu 6: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau dùng để làm gì?: (MĐ2-0.5đ)
Tôi nói:
- Sao cháu đi hái rau mà lại rẽ vào chơi hoa. Ba má về có kịp cơm ăn, chiều còn lên lớp!
a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
b. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
c. Đánh dấu phần chú thích trong câu
d. Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
Câu 7: Khi tác giả đến thăm vùng Đồng Tháp Mười, cô bé Huỳnh Điển đã làm gì? (MĐ3-1đ)
…………………………...…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………...……………………………………………………………………
Câu 8: Điền vào chỗ trống các từ ngữ và nối câu thành ngữ, tục ngữ ở cột A phù hợp với chủ điểm ở cột B (MĐ3-1đ)
Câu 9. Em hãy tìm và viết lại 1 câu văn thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người trong bài Hoa điên điển. (MĐ4-1đ)
………………………………………………………………………………………………
Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể Ai thế nào? nói về hoa điên điển. (MĐ3-1đ)
………………………………………………………………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT
I. CHÍNH TẢ: (3 điểm)
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dáng cố định. Trong tự nhiên, nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ ạ!
Lê Ngọc Huyền
II. TẬP LÀM VĂN : (7 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một cây hoa (hoặc cây bóng mát, cây ăn quả) mà em thích. (Viết kết bài mở rộng)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
A. Đọc hiểu: 7 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
c |
d |
S/Đ/S/S |
b |
c |
a |
|
|
|
|
Điểm |
0.5 |
0.5 |
0.5 |
0.5 |
0.5 |
0.5 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Câu 7: Khi tác giả đến thăm vùng Đồng Tháp Mười, cô bé Huỳnh Điển đã làm gì? (MĐ3-1đ)
(Cô bé Huỳnh Điển chở tác giả vào rừng cây hoa điển điển hoặc Cô bé cứ vừa hái hoa vừa thủ thỉ kể chuyện cho tác giả nghe.)
Câu 8: Điền vào chỗ trống các từ ngữ và noái caâu thaønh ngöõ, tuïc ngöõ ôû coät A phuø hôïp vôùi chuû ñieåm ôû coät B (MĐ3-1đ)
Câu 9. Em hãy tìm và viết lại 1 câu văn thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người trong bài Hoa điên điển. (MĐ4-1đ)
Tùy câu trả lời của HS để GV cho điểm . VD câu “ Tôi lại tiếc là đã sai lầm không mang máy chụp hình theo để chụp những ngón tay măng đang hái một loài hoa ăn được, như hái những đốm nắng vàng.” Hay câu “Cao trên kia là bầu trời xanh, thành thử nhìn lên, đôi bàn tay ấy lại như đang hái mây bông nõn nà.”
Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể Ai thế nào? nói về hoa điên điển. (MĐ3-1đ)
Ví dụ: Những bông hoa điên điển này rất đẹp.
B. Viết :
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM PHÂN MÔN CHÍNH TẢ (3đ)
Hình thức: 1,5đ ; Bài viết 1,5đ
- Viết đúng chính tả, (Không mắc quá 5 lỗi) 1,5đ
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; tốc độ đạt yêu cầu Trình bày đúng qui định, viết sạch đẹp.1,5đ
- Lỗi chính tả: sai 6-8 lỗi trừ 0,5đ. (Bài viết sai 5 lỗi không trừ (!) 9 – 11 lỗi trừ 1đ……..
- Tốc độ chưa đạt yêu cầu, chữ viết chưa rõ ràng, hoặc viết chưa đúng kiểu chữ, cỡ chữ; hay trình bày chưa đúng qui định, viết chưa sạch đẹp... trừ 0,5đ - 1đ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN (7đ)
+ Mở bài : (1 đ) Giới thiệu được cây ăn quả hoặc một cây bóng mát, cây hoa (Viết kết bài mở rộng). (Nếu kết bài không mở rộng đạt: 0.5đ)
+ Thân bài : (3,5 đ) - Nội dung: ( 2,5 đ) . Tả bao quát một cây ăn quả hoặc một cây bóng mát, cây hoa.
. Tả các bộ phận nổi bật của một cây ăn quả hoặc một cây bóng mát, cây hoa ( thân, cành, lá, hoa.....hoặc tả từng thời kì phát triển của cây)
. Nêu ích lợi của cây (Tùy từng bài giáo viên có thể cho từ 1 đến 2,5 điểm)
- Kĩ năng: Trình bày bài văn thành 3 phần; Tả theo trình tự phù hợp, liên kết câu hợp lô gich....(0,5 đ)
- Cảm xúc: Câu văn có hình ảnh, biết lồng cảm xúc khi tả, lời tả tự nhiên...(0,5 đ)
+ Kết bài: HS nêu được cảm nghĩ và cách chăm sóc (bảo vệ) cây... (1 đ)
+ Chữ viết, chính tả: Chữ viết rõ ràng, không sai quá 5 lỗi (0,5 đ)
+ Dùng từ đặt câu: Dùng từ và dấu câu phù hợp (0,5 đ)
+ Sáng tạo: Dùng hình ảnh nhân hóa, so sánh, hình ảnh sinh động....(0,5 đ)