PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Em ơi em, hãy nghe anh hỏi
Xong đoạn đường này các em làm đâu
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
Anh đã đi rất nhiều, rất nhiều
Những con đường như tình yêu mới mẻ.
(Gửi em, cô thanh niên xung phong - Phạm Tiến Duật)
1. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
2. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên.
3. Phân tích tác đụng của các biện pháp tu từ đó.
4. Viết đoạn văn (8-10 câu) cảm nhận về đoạn thơ trên.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường rất nhiều (1). Nhưng chúng tôi cho rằng nội dung quan trọng nhất đó là giáo dục về chữ tâm (2). Người có cái tâm tốt là người có cái nhìn nhân hậu đối với con người, mong mọi người được tốt hơn, người xấu trở thành tốt, người tốt trở nên tốt hơn. (3)
Lương tâm trong sáng là chiếc gương soi để mọi người tự kiểm tra sự trong sáng trong hành vi giao tiếp của mình. (4)
(Giáo dục văn hoá giao tiếp trong nhà trường:
Giáo dục cái tâm, cái đẹp - Đoàn Trọng Thiều)
5. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
6. Phân tích cấu trúc ngữ pháp câu số (3).
7. Theo anh/chị giáo dục văn hoá giao tiếp trong nhà trường còn có những phương diện nào khác?
8. Hãy giải thích ngắn gọn nội dung câu (4).
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Nhiều năm qua, khách du lịch và những nhà hảo tâm khi lên tỉnh vùng cao phía Bắc thường cho tiền hoặc mua bánh kẹo, quần áo để làm quà cho trẻ em nơi đây. Nhưng gần đây, ở một địa phương, xuất hiện nhiều tấm biển: Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của em về nội dưng ở những tấm biển đó.
Câu 2 (4 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Một truyện ngắn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn (hường ở xây dựng thành cồng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vặt.
Bằng hiếu biết của anh/chị về tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân), hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐÁP ÁN
PHẦN I:
1. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm
2. Các biện pháp tu từ:
- Điệp từ: rất lâu, khăn xanh, rất nhiều
- Nhân hoá: Sách giấy mở tung
3. Tác dụng của các biện pháp tu từ:
- Điệp từ “rất lâu” nhấn mạnh thời gian nhân vật trữ tình “anh đi tìm em”, thời gian trải dài, tâm trạng đau đáu, chờ mong; “rất nhiều” khắc sâu hành trình đi tìm cô gái; điệp từ khăn xanh: nhấn mạnh ấn tượng sâu đậm về cô thanh niên xung phong...
- Biện pháp so sánh “những con đường như tình yêu mới mẻ” là hình ảnh sáng tạo, so sánh sự vật cụ thể với hình ảnh trừu tượng, mang cảm hứng lãng mạn của lớp thanh niên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Các biện pháp tu từ đã diễn tả nỗi nhớ, hành trình đi tìm cô gái. thanh niên xung phong của anh lính trẻ, thể hiện một tình yêu nồng nhiệt, tươi trẻ.
4. Học sinh viết đoạn văn, chú ý khai thác các ý: Cô gái thanh niên xung phong hiện lên trong bài thơ rất tươi tẳn, trẻ trung, tràn đầy nhiệt huyết, tình yêu, lí tưởng. Nhà thơ diễn tả những nỗi nhớ nhung, rung động mạnh mẽ và yêu thương sôi nổi của người lính trẻ với cô gái thanh niên xung phong.
5. Phương thức biểu đạt: nghị luận
6. Đây là câu đơn
- Chủ ngữ: Người có cái tâm tốt
- Vị ngữ: Là người có cái nhìn nhân hậu đối với con người, mong mọi người được tốt hơn, người xấu trở thành tốt, người tốt trở nên tốt hơn.
7. Ngoài vãn hoá giao tiếp, học sinh phải được giáo dục về tâm lí giao tiếp, lối sống, quan niệm và những phẩm chất như sự chân thành, cởi mở, không ích kỉ, không khép kín, biết chấp nhận cái khác mình, chấp nhận đối thoại.
8. Trong câu văn: ‘‘Lương tâm trong sáng là chiếc gương soi đề mọi người tự kiểm tra sự trong sáng trong hành vi giao tiếp của mình”, tác giả sử dụng hình thức so sánh tâm hồn, tấm lòng trong sáng của con người như một tấm gương, phản chiếu hành vi ứng xử, giao tiếp của con người là nền tảng để thấy sự thật và sống chân thật. Việc sống thật ở mỗi con người sẽ giúp họ có sự cởi mở chân thành, không đố kị ghen ghét, vì thế biết tôn trọng, lắng nghe người khác trong giao tiếp.
PHẦN II:
Câu 1. Lưu ý: Đề bài yêu cầu nghị luận về một hiện tượng xã hội khá phổ biến gần đây: Trong xã hội xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm, làm nhiều việc từ thiện cho trẻ em vùng cao. Ý nghĩa của việc làm này rất tốt đẹp, nhưng bên cạnh đó cũng có một vài ý kiến trái chiều, nhìn nhận việc làm này ở một góc độ khác. Vì thực tế đã có một vài hệ quả không mong muốn xảy ra. Đề bài đòi hỏi thí sinh cần hiếu biết về thực trạng, cần có những nhận định, ý kiến riêng, quan điểm cá nhân về thực trạng đỏ, đồng thời cũng cần đề ra những giải pháp cụ thể.
Mở bài:
- Mở bài trực tiếp hoặc dẫn đắt gián tiếp vào vấn đề của đề bài (dẫn đầy đủ ý kiến từ đề bài).
- Nêu khái quát vấn đề đang cần bàn bạc: Ý nghĩa thực tiễn và cao cả của việc làm từ thiện, những tác động đến đời sống, tâm lí cộng đồng cũng như nhận định trái chiều. Câu nhắn gửi ở các bảng thông tin: cần có chiến lược lâu dài hơn là việc làm trước mắt, trẻ cần được ưu tiên đến trường, cần rèn tính tự lập cho trẻ.
Thân bài
* Giải thích
- Nội đung của những tấm biển treo dọc đường: “Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo. Trẻ em sể bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo”: Vế thứ nhất không hẳn là sự ngăn cấm, chỉ là khuyến cáo không nên cho trẻ em tiền và bánh kẹo. Vế thứ hai giải thích cho hành động đó: trẻ sẽ bỏ học. Vì thế các tấm biển muốn nhắn gửi rằng trẻ em cần phải ưu tiên việc đến trường, việc đi học là con đường lâu dài để giúp trẻ thoát khỏi nghèo đói, chứ không phải dựa dẫm vào lòng thương hại trước mắt.
- Bày tỏ quan điểm về hiện tượng, nội dung đó: Về cơ bản, học sinh cần có thái độ đồng tình. Trong bối cảnh hiện tại, vấn đề đặt ra có ý nghĩa đối với việc tố chức xã hội, vì tương tai của thế hệ trẻ ở các vùng khó.
* Thực trạng
- Cần nêu thực trạng của hiện tượng đang diễn ra: nhiều nơi ở miền núi, vùng sâu, vùng khó, tình trạng nghèo đói thiếu thổn rất phổ biến; không có các điều kiện sinh hoạt tối thiểu (điện, nước, trường, y tế...). Việc làm từ thiện thể hiện trách nhiệm cộng đồng, sự chia sẻ của các cơ quan trung ương, địa phương và các cá nhân. Việc từ thiện là việc tốt, cần khuyến khích động viên. Việc từ thiện cũng đem lại những điều kiện vật chất, tinh thần, giải quyết những vấn đề trước mắt cho người nghèo.
- Việc từ thiện đã giải quyết được phần nào khó khăn trước mắt của con người nói chung, trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, hệ quả tác động tiêu cực của việc cộng đồng làm từ thiện là khiến trẻ em bỏ học, trông chờ, ỷ lại vào tấm lòng từ thiện, lười lao động, thiếu ý chí vươn lên tự thay đổi cuộc đời mình,
* Nguyên nhân:
Trẻ sẽ không tự giác đi học, không tự lao động để kiếm sống, dựa vào lòng thương sẽ làm giảm ý chí, quyết tâm, thậm chí khiến con người lầm đường, lạc lối (Đưa ra các ví dụ: Hào Anh “ từ cậu bé ở trại nuôi tôm bị bạo hành, nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng đã trở thành nghi can ăn trộm tài sản”).
* Giải pháp:
Đưa ra các giải pháp đổ giải quyết hiện tượng đó: vẫn cần duy trì việc làm từ thiện, tuy nhiên việc làm từ thiện cần gắn với những yêu cầu cụ thể: chẳng hạn học sinh ở vùng khó, vùng sâu hoàn thành các nhiệm vụ học tập sẽ được hỗ trợ động viên (chính phủ cũng đã có chương trình hỗ trợ gạo cho học sinh vùng khó - học sinh đi học được mang gạo về nhà; học sinh được hỗ trợ bữa ăn...).
* Đề xuất một quan niệm, một thái độ ứng xử, một cách giải quyết cụ thể, áp dụng vào thực tế: khuyến khích, động viên trẻ học tập, đồng thời tổ chức quy hoạch, kêu gọi các hoạt động từ thiện. Như vậy sẽ trao cho trẻ cơ hội thoát nghèo, đi đến tương lai một cách chắc chắn.
Kết luận
Cách ứng xử trong đời sống nói chung, ứng xử với người nghèo nói riêng là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và là sự lựa chọn của từng cá nhân, tổ chức xã hội. Nhận thức của mỗi cá nhân và xã hội là điều rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển chung của đồng bào. Với trẻ em, đặc biệt ở vùng khó khăn, điều quan trọng là sự lĩnh hội tri thức, tự lập đế các em tự vươn lên và khẳng định mình.
Câu 2. Đề bài đề cập đến hai yếu tố cơ bản của nghệ thuật viết truyện ngắn là việc xây dựng tình huống và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. Người viết cần chỉ ra tình huống độc đáo, hấp dẫn của Vợ nhặt. Trên cơ sở đó, phân tích nội tâm các nhân vật qua cách miêu tả của Kim Lân (nhân vật Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt).
Mở bài
“ Nêu vai trò của tình huống truyện và nghệ thuật miêu tả nội tâm: sự thành cồng của mỗi truyện ngắn có sự góp mặt của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố đóng vai trò then chốt là: tình huống, nhân vật và các chi tiết nghệ thuật. Truyện ngắn không diễn tả lại cả cuộc đời, số phận nhân vật mà chỉ lựa chọn tình huống, khoảnh khắc trong cuộc đời nhân vật để kể chuyện.
- Giới thiệu về tác phẩm: Vợ nhặt là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân, thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo.
Thân bài
* Nghệ thuật xây dựng tình huống
Tình huống của truyện: Anh Tràng - một người nông dân nghèo, giữa nạn đổi khủng khiếp lại có vợ, bằng cách “nhặt” ở giữa đường về. Đó là tình huống éo le, nghịch lí, trớ trêu vì người vợ thể hiện niềm khát khao hanh phúc của con người, vậy mà anh Tràng lại nhặt về như một thứ rẻ rúng. Một lần kéo xe thóc của Liên đoàn lên tỉnh, Tràng hò một câu vượt dốc cho đỡ mệt thì đã cò một người đàn bà ra đẩy xe cho Tràng. Tràng mời cô gái đó ăn bánh đúc và chỉ qua một câu nói đùa mà người đàn bà ấy theo không anh về làm vợ.
- Đó là tình huống bất ngờ và lạ lùng; Giữa lúc cái đói bủa vây, xác người chết đói nằm đầy đường, con người chỉ có khát vọng duy nhất là thoát ra khỏi cái đói, người ta không dám nghĩ đến hạnh phúc hay hạnh phúc đang bị lãng quên, nó không phải là thứ dành cho những người lao động nghèo (liên hệ: anh con trai Lão Hạc không có tiền cưới vợ đã phải bỏ đi biệt xứ). Vậy mà Tràng lại lấy vợ, xây dựng hạnh phúc gia đình ngay trong bối cảnh tăm tối và đói khát đó.
- Tình huống đó khiến cho tất cả mọi người ngạc nhiên: cả xóm ngụ cư, bà cụ Tứ - mẹ Tràng và chính bản thân Tràng.
+ Người ở xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy Tràng đưa người đàn bà lạ về: Họ đứng trong nhà bàn tán, hồ nghi vì chưa rõ, nhưng qua dáng vẻ “thèn thẹn hay đáo để” của người đàn bà thì họ hiểu ra nhưng vẫn rất ngạc nhiên. Họ ngạc nhiên vì giữa lúc đói kém “biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?” mà còn “rước cái của nợ đời về”. Họ vừa phỏng đoán, vừa lo lắng cho hạnh phúc của Tràng.
+ Bà cụ Tứ: “đến giữa sân bà lão đứng sững lại”, bà ngạc nhiên vì “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?”, Sao lại chào mình bằng u”.
+ Ngay chính bản thân Tràng cũng không khỏi ngạc nhiên. Anh Tràng xấu trai, cuộc sống nghèo khả, có gì đó không bình thường (vừa đi vừa lẩm bẩm) vậy mà có người đàn bà theo không về làm vợ. Khi đưa vợ về nhà, anh vẫn còn ngỡ ngàng “ra hắn đã có vợ rồi đấy ư” và đến sáng hôm sau thức dậy rồi, Tràng còn chưa tin mình có vợ “trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong một giấc mơ đi ra”
Người viết có thể đề cập thêm về ý nghĩa của tình huống đối với việc xây dựng cốt truyện, thúc đẩy cốt truyện phát triển; thể hiện tư tưởng của nhà văn: Tình huống nhặt được vợ không chỉ khiến Tràng ngỡ ngàng mà còn thay đổi anh ta (mua hai hào dầu, suy nghĩ về cuộc sống, có những dự định...). Qua tình huống, nhà văn thể hiện cái nhìn đầy xót thương cho thân phận con người, đồng thời hết sức trân trọng hạnh phúc nhỏ bé, bình dị của con người. Tác phẩm cho thấy lòng nhân hậu, tư tưởng nhân văn hết sức sâu sắc của Kim Lân.
* Nghệ thuật miêu tả nội tâm
Khái niệm nội tâm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí... của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nhân vật gặp phải trong cuộc đời.
Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Nghệ thuật viết văn đi từ miêu tả, kể chuyện sang miêu tả nội tâm. Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Việc miêu tả nội tâm nhân vật cho thấy nhà văn hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất của đời sống bên trong nhân vật.
- Việc Tràng có vợ đã gây ra cho bà cụ Tứ rất nhiều phản ứng tâm lí khác nhau: ngạc nhiên và chấp nhận; vui mừng và buồn tủi, thương và lo, hồi tưởng và hi vọng:
+ Bà cụ Tứ đã rất ngạc nhiên khi thấy trong nhà có người đàn bà lạ, bà phấp phỏng không biết đó là ai, lại thấy cô ta chào mình, Bà cụ cứ ngơ ngác tự hỏi: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ ? Sao lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ?”. Khi nghe Tràng nói “Kìa, nhà tôi nó chào u” thì bà chợt hiểu ra.
+ Bà cụ Tứ không coi thường hay hắt hủi người đàn bà đã theo không con mình về. Bà cụ đã chấp nhận và đón nhận người con dâu với tất cả tấm lòng nhân từ của một người mẹ. Bà nói với người đàn bà xa lạ ấy bằng những lời chân thành của một người mẹ : “ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng”. Bà thông cảm với người đàn bà kia cũng vi bà rất hiểu gia cảnh của mình: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...”. Bà cũng rất nhẹ nhàng, tế nhị, sợ làm tổn thương đến con dâu và con trai của mình. Tấm lòng người mẹ đó thật đáng quý, đáng thương, đáng trân trọng.
Học sinh có thể đưa ra các dẫn chứng: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con trong lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này, Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà cụ rỉ xuống hai dòng nước mắt,.. Biết rằng chúng nó có nuôi nỗi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”.
+ Từ chuyện con trai có vợ, bà nghĩ đến cuộc đời đầy khốn khổ, tủi cực, đắng cay của bà bà tủi cho thân bà không lo được vợ cho anh con trai. Bà đã chu đáo chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà trong ngày đầu tiên có nàng đâu mới, ngoài niêu cháo loãng, bà còn chuẩn bị nồi “chè khoán”, mà mọi người ăn đều thấy sự đắng chát “cắm đầu ăn cho xong lần, ai nấy đều tránh nhìn nhau”.
+ Tuy nhiên, bà cụ Tứ đã rất tinh tế, từng trả. Bà trở nên tươi tỉnh, nhanh nhẹn hơn: khuôn mặt rạng rỡ khác ngày thường; trong bữa ăn toàn nói chuyện vui, chuyện tương lai với niềm tin tưởng vào sự thay đổi của cuộc sống, để động viên các con.
- Ngay chính bản thân Tràng cũng ngổn ngang những tâm sự, lo lắng.
+ Mới đầu cũng “chợn”, nhưng liền sau đó tặc lưỡi “kệ!”. Bản thân Tràng cũng lấy làm lạ cho mình. Nhìn vợ ngồi ngay giữa nhà, anh ta “vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế, Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”
+ Dần dà, anh vui vẻ đón nhận hạnh phúc của mình. Trên đường đưa vợ về nhà, thấy người ta tò mò nhìn ngó, “hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”. Niềm vui át hẳn nỗi lo, đến nỗi anh ta không hiểu được tại sao vợ lại buồn, mẹ lại khóc; “Chán quá, chẳng đâu vào đâu tự nhiên cũng khóc!”.
+ Bỗng nhiên “nhặt” được vợ, hạnh phúc đến với Tràng quá lớn và quá đột ngột. Mãi đến sáng hôm sau anh ta vẫn còn thấy “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. Tràng làm mọi người ngạc nhiên vì anh ta đã có ý thức về bổn phận, về trách nhiệm đối với cái tổ ấm của mình, Anh thấy thương yêu, gắn bó với mọi người, với cái nhà, cái sân, khoảnh vườn cua mình một cách lạ lùng, “Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”.
- Tâm trạng, tính nết của nhân vật người vợ nhặt chủ yếu được thể hiện qua các cử chỉ, hành động từ khi theo Tràng về tói nhà đến buổi sáng hôm sau, qua các câu chuyện chị ấy kể với mẹ con Tràng. Nhìn chung, đây là một người phụ nữ nghèo khổ, ít học nhưng ý tứ, biết điều, mong ước một tổ ấm gia đình.
Qua những trang miêu tả nội tâm đó, nhà văn đã rất thấu hiểu cảnh ngộ của những người dân nghèo. Chọn tình huống đặc biệt, ở một thời điểm khó khăn, éo le nhà văn đã rất khéo léo, tinh tế khi chạm đến những điều tế nhị, riêng tư của hạnh phúc con người, diễn tả một cách cảm động niềm vui bình dị và khát vọng hạnh phúc chính đáng của người dân lao động nghèo khổ.
Kết luận
- Khẳng định tài năng của nhà văn trong việc xây đựng tình huống và miêu tả tâm lí nhân vật.
- Giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm thông qua tình huống và nhân vật.