Tập đọc
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
1. Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ?
Trả lời:
Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỷ. Các triều vua đã tổ chức được 185 khoa thi lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.
2. Hãy đọc và phân tích bảng số liệu thống kê theo các mục sau :
a) Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất là triều Lê - 104 khoa thi.
b) Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất là triều Lê - 1780 tiến sĩ.
3. Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam ?
Trả lời:
Bài văn giúp em, hiểu rằng : nước Việt Nam từ ngàn xưa đã có truyền thống hiếu hạc, coi trọng việc quý trọng nhân tài, là một đất nước có nền văn hiến lâu đời. Dân tộc ta rất tự hào vỉ truyền thống đó.
=================
Chính tả
1. Nghe - viết :
Lương Ngọc Quyến
Lương Ngọc Quyến là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can. Nuôi ý chí khôi phục non sông, ông tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp. Ông bị giặc bắt đưa về nước. Chúng khoét bàn chân ông, luồn dây thép buộc chân vào xích sắt. Ngày 30 - 8 - 1917, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ. Lương Ngọc Quyến được giải thoát và tham chi huy nghĩa quân, ông hi sinh, nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
Theo LƯƠNG QUÂN
- (Học sinh tự làm)
2. Ghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau :
a) Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu khoa thi năm 1247, lúc vừa 13 tuổi.
b) Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương : 36 tiến sĩ.
Trả lời:
a) Trạng : ang, nguyên : uyên, Nguyễn : uyên, Hiền : iên, khoa : oa, thi : i.
b) Làng : ang, Mộ : ô, Trạch : ạch, huyện : uyên, Bình : inh, Giang : ang.
3. Chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình cấu tạo vần dưới đây :
Tiếng |
Vần |
|
Tiếng |
Vần |
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
trạng |
……. |
……. |
……. |
làng |
……. |
……. |
……. |
nguyên |
……. |
……. |
……. |
Mộ |
……. |
……. |
……. |
Nguyễn |
……. |
……. |
……. |
Trạch |
……. |
……. |
……. |
Hiền |
……. |
……. |
……. |
huyện |
……. |
……. |
……. |
khoa |
……. |
……. |
……. |
Bình |
……. |
……. |
……. |
thi |
……. |
……. |
……. |
Giang |
……. |
……. |
……. |
Trả lời:
Tiếng |
Vần |
|
Tiếng |
Vần |
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
trạng |
……. |
a |
ng |
làng |
……. |
a |
ng |
nguyên |
u |
yê |
n |
Mộ |
……. |
ô |
……. |
Nguyễn |
u |
yê |
n |
Trạch |
……. |
a |
ch |
Hiền |
……. |
iê |
n |
huyện |
u |
yê |
n |
khoa |
o |
a |
……. |
Bình |
……. |
i |
nh |
thi |
……. |
i |
……. |
Giang |
……. |
a |
ng |
=================
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
1. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc :
Trả lời:
a) Thư gửi các học sinh: Nước nhà, non sông
b) Việt Nam thân yêu: Đất nước, quê hương
2. Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
Trả lời:
Tổ quốc : Đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương.
3. Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc.
Trả lời:
Ái quốc ; quốc gia, quốc ca, quốc khánh, quốc huy, quốc kì, quốc ngữ; quốc phòng, quốc tế, quốc tịch, quốc sử, quốc dân.
4. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây :
a) Quê hương
Trả lời:
- Quê hương em ở Quảng Nam - một vùng quê bình yên và tĩnh lặng.
b) Quê mẹ
Trả lời:
- Quê mẹ em ở Cà Mau.
c) Quê cha đất tổ mẹ
Trả lời:
- Cho dù đi đâu, về đâu chúng ta cũng phải nhớ về quê cha, đất tổ.
d) Nơi chôn rau cắt rốn
Trả lời:
- Bà nội tôi luôn ao ước được thêm một lần về thăm lại nơi chôn rau cắt rốn của mình.
=================
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
Bài làm:
Lịch sử dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có biết bao câu chuyện về các anh hùng dân tộc với lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm giết giặc cứu nước. Tiêu biểu như Trần Quốc Toản trong câu chuyện Bóp nát quả cam.
Vào thời nhà Trần, giặc Nguyên-Mông sang xâm lược nước ta. Thế giặc quá mạnh. Vua Thiệu Bảo họp các vương hầu trên bến Bình Than bàn kế hoạch cứu nước.
Trần Quốc Toản lúc này chưa đầy mười sáu tuổi cũng muốn đến bến Bình Than tham gia luận bàn việc nước nhưng quân lính bảo vệ không cho chàng xuống bến. Chờ mãi, không chịu được, Quốc Toàn xăm xăm xuống bến. Một viên tướng hốt hoảng chạy tới, níu áo lại, Toản liền tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại :
- Không buông ra ta chém !
Lính liền ập đến. Thực ra vì nể chàng là một vương hầu, nay làm quá, viên tướng nói :
- Quân pháp vô thân, Hầu không có phận sự ở đây nên trở ra cho anh em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng lệnh.
Quốc Toản đỏ mặt bừng bừng thét lớn :
- Ta chỉ xuống bến xin bệ kiến quan gia hai tiếng “Xin đánh”, kẻ nào giữ ta lại hãy nhìn lưỡi gươm này !
Viên tướng tái mặt, hô .quân sĩ vây kín Quốc Toản. Chàng liền vung gươm múa tít, không ai dám tới gần. Tiếng kêu, tiếng thét làm náo động cả bến sông. Vừa lúc ấy, cuộc họp ở dưới thuyền tạm nghỉ. Nghe tiếng ồn ào trên bến, thấy Hầu Văn đang giằng co với đám lính, Hưng Đạo Vương lật đật lên bờ hỏi cháu :
- Cháu không sợ tội chết hay sao mà đến đây ? Ai bảo cháu đến đây ?
Hoài Văn thưa :
- Cháu nghe tin vương tử họp các vương hầu bàn việc nước nên cháu đến xin góp sức.
- Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước. Cháu tự tiện đến đây đã là không phải, lại gây sự với quân lính, đây là tội chết.
Hoài Văn cúi đầu thưa :
- Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ, khi quốc biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo huống hồ cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi bàn việc nước nhưng cháu không thể ngồi yên được ! Vua lo thì thần tử cũng phải lo !
Nói xong, Quốc Toản chạy xồng xộc xuống bến, quỳ xuống tâu vua :
- Xin bệ hạ cho đánh ! Cho giặc mượn đường là mất nước !
Nói rồi, Hoài Văn run bắn, tự đặt thanh gươm lên gáy xin chịu tội. Vua Thiệu Bảo gật đầu, mĩm cười nhìn Hưng Đạo Vương, ôn tồn nói :
- Hoài Văn làm trái phép nước, tội ấy đáng lẽ không dung.
Nhưng Hoài Văn còn trẻ, tình cảnh cũng đáng thương, lại biết lo cho dân, cho nước, chí ấy đáng trần trọng.
Vừa lúc ấy, người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua, Thiệu Bảo cầm một quả chín mọng, bảo nội thị thưởng cho Hoài Văn. Chàng đỡ lấy quả cam, tạ ơn vua, lủi thủi bước lên bờ. Lên đến nơi, Quốc Toản xòe bàn tay phải ra. Quả cam đã nát chỉ còn trơ bã.
=================
Tập đọc
SẮC MÀU EM YÊU
1. Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào ?
Trả lời:
Bạn nhỏ yêu tất cả sắc màu : màu đỏ, màu xanh, màu vàng, màu tím, màu trắng, màu nâu, màu đen
2. Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào ?
Trả lời:
- Màu đỏ : màu máu, màu cờ Tổ quốc, màu khăn quàng đội viên.
- Màu xanh : màu của đồng bàng, rừng núi, màu của biển, của bầu trời ....
- Màu vàng : màu của lúa chín, màu của hoa cúc mùa thu, của nắng.
- Màu trắng : màu của trang giấy, màu của đóa hoa hồng bạch, màu mái tóc bạc của bà.
- Màu đen : màu của hòn than óng ánh, của đôi mắt em bé, màu của đêm.
- Màu tím : màu của hoa cà, hoa sim, màu chiếc khăn của chị, nét mực chữ của em.
- Màu nẫu : màu chiếc áo sờn bạc của mẹ, màu đất đai, màu gỗ rừng.
3. Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước ?
Trả lời:
Bạn nhỏ yêu tất cả sắc màu trên đất nước mình, chứng tỏ bạn rất yêu quê hương, đất nước.
=================
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
1. Tìm những hình ảnh em thích trong mỗi bài văn dưới đây :
Rừng trưa
Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời váng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh nắng ban trưa khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào giấc ngủ chẳng đợi chờ.
Theo ĐOÀN GIỎI
Chiều tối
Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hòa lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.
Trong những bụi cây đã thấp thoáng những mảng tối. Màu tối lan dần dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên lá cành, trên những vòm xanh rậm rạp.
Bóng tối như bức màng mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật.
Trong nhập nhoạng, thỉnh thoảng lại bật lên một mảng sáng mờ của ánh ngày vương lại. Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi. Có đôi ánh đom đóm chấp chới, lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ không còn rõ hình cây lá nữa mà mịn màng hòa lẫn như một mặt nước lặng êm.
Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
Theo PHẠM ĐỨC
Trả lời:
1. Rừng trưa :
- Ánh mặt trời vàng óng.
- Những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.
- Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng.
2. Chiều tối :
- Bóng tối như bức màng mỏng, như thứ bụi xốp mờ đen, phủ dần lên mọi vật.
- Một vài tiếng dế gáy sớm.
- Có đôi cánh dom đóm chấp chới, lúc lên cao lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ.
2. Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Trả lời:
Nhà em ở Thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố vô cùng náo nhiệt, thế nhưng con đường nhỏ nơi em sinh sống lại rất yên bình, nhất là mỗi buổi sáng sớm.
Mùa hè, em thường dậy sớm để cùng ông nội đi bộ tập thể dục, vừa đi hai ông cháu vừa trò chuyện. Trên hè phố, dăm quán cà phê nhỏ, chỉ mở cửa vào buổi sáng mọi người vừa đọc báo vừa trò chuyện. Hương sớm mai mát lịm. Hai hàng dầu già nua bên đường thỉnh thoảng rơi xuống vài chiếc lá, chao nghiêng rồi đậu trên hè phố, hình như lũ chim trèn cành vô ỷ làm rơi chiếc lá nên rộ lèn ríu rít Ông thường dừng lại trước cổng nhà đợi chú giao báo. Chú vội lắm, chỉ thoáng qua đưa ông tờ báo rồi thoắt một cái đã đi mất. Vài tia nắng sớm lọt qua kẽ lá lấp lóa. Hai bên đường, các cửa hàng cửa hiệu bắt đầu mở cửa. Mọi người bắt đầu đi làm, nhưng dường như cái âm thanh ồn ào ngoài kia chỉ lọt được một phần rất nhỏ vào đây thì phải...
Em chỉ nghe tiếng của lũ chim, tiếng nói cười thỉnh thoảng vang lèn : tiếng của một ngày mới yến bình ...
Em yêu con phố vô cùng....
=================
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỔNG NGHĨA
1. Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau :
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê ở Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.
Trả lời:
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê ở Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.
2. Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa :
bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang.
Trả lời:
- Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
- Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
- Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
3. Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có cùng một số từ đã nêu ở bài tập 2.
Trả lời:
Cánh rừng rộng mênh mông. Con đường đất đỏ dẫn vào rừng ngày càng nhỏ lại. Càng vào sâu, khung cảnh càng hiu hắt. Thỉnh thoảng, hai bên đường bắt gặp vài chòi lá của những người gác rừng. Trên nền chòi : một bếp lửa nhỏ, tro đã nguội, nhìn thật vắng vẻ. …… Chỉ có tiếng lao xao của đại ngàn, tiếng vi vút của gió như lời linh thiêng của rừng già, vài tia nắng hiếm hoi lọt qua kẽ lá, rớt xuống giọt sương cồn vương ngọn cỏ, ánh lên lấp lánh. ... (5 câu)
=================
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
1. Đọc lại bài Nghĩa năm văn hiến và trả lời câu hỏi :
a) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài về :
- Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919.
- Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại.
- Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay.
Trả lời:
- Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919.
+ Số khoa thi : 185, số tiến sĩ 2896.
- Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại :
Triều đại |
Số khoa thi |
Số tiến sĩ |
Số trạng nguyên |
Lý |
6 |
11 |
0 |
Trần |
14 |
51 |
9 |
Hồ |
2 |
12 |
0 |
Lê |
104 |
1780 |
27 |
Mạc |
21 |
484 |
10 |
Nguyễn |
38 |
558 |
0 |
- Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay :
+ Số bia : 82.
+ Số tiến sĩ có tên khắc trên bia : 1306.
b) Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới những hình thức nào ?
Trả lời:
Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới hai hình thức :
- Nêu số liệu số khoa thi, số tiến sĩ từ năm 1075 đến năm 1919, số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay.
- Trình bày bảng số liệu (so sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng
nguyên của các triều đại).
c) Các số liệu thông kê nói trên có tác dụng gì ?
Trả lời:
- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thông văn hiến lâu đời của đất nước ta.
2. Thống kê số học sinh trong lớp theo những yêu cầu sau:
Tổ |
Số học sinh |
Học sinh nữ |
Học sinh nam |
Học sinh giỏi, tiên tiến |
Tổ 1 |
|
|
|
|
Tổ 2 |
|
|
|
|
Tổ 3 |
|
|
|
|
Tổ 4 |
|
|
|
|
Tổ... |
|
|
|
|
Tổ... |
|
|
|
|
Tổ... |
|
|
|
|
Tổng số học sinh trong lớp |
|
|
|
|
Trả lời:
Tổ |
Số học sinh |
Học sinh nữ |
Học sinh nam |
Học sinh giỏi, tiên tiến |
Tổ 1 |
10 |
6 |
4 |
8 |
Tổ 2 |
12 |
5 |
7 |
11 |
Tổ 3 |
12 |
5 |
7 |
9 |
Tổ 4 |
10 |
4 |
6 |
8 |
Tổ... |
… |
… |
… |
… |
Tổ... |
… |
… |
… |
… |
Tổ... |
… |
… |
… |
… |
Tổng số học sinh trong lớp |
44 |
20 |
24 |
36 |