Tập đọc
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
1. An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
Trả lời:
Khi đi mua thuốc cho ông, An-đrây-ca gặp các bạn rủ chơi đá bóng. Em liền tham gia và chơi được một lúc thì mới nhớ ra việc đi mua thuốc cho ông.
2. Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
Trả lời:
Khi An-đrây-ca mang thuốc về đến nhà thi thấy mẹ đang nức nở khóc. Ông của An-đrây-ca đã qua đời.
3. An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
Trả lời:
An-đrây-ca òa khóc vì nghĩ rằng chính vì em mải chơi mà mua thuốc về chậm nên ông chết. Sau đó An-đrây-ca kể lại mọi việc cho mẹ nghe. Mặc dù mẹ An-đrây-ca đã hết sức an ủi nhưng em không nguôi được nỗi dằn vặt. Suốt đêm, An-đrây-ca nức nở dưới cây táo do ông vun trồng. Mãi khi lớn lên, em vẫn không nguôi ân hận.
4. Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
Trả lời:
Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé trung thực và hết lòng kính yêu ông của mình. Em còn là một chú bé có trách nhiệm và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
======================
Chính tả
1. Nghe - viết
Người viết truyện thật thà
Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông bảo vợ:
- Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây.
Vợ ông bật cười:
- Anh từng tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nay nghĩ một cái cớ để về sớm thì khó gì.
Ban-dắc nói:
- Viết văn là một chuyện khác. Anh có biết nói dối bao giờ đâu. Nếu bắt anh nói dối, anh sẽ thẹn đỏ mặt và ấp úng cho mà xem.
Theo NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH
Trả lời:
Học sinh tự làm.
2. Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em. Ghi các lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả.
M: Lỗi nhầm lẫn s/ X
Viết sai Viết đúng
xắp lên xe sắp lên xe
Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi/ dấu ngã
Viết sai Viết đúng
tưỡng tượng tưởng tượng
Trả lời:
Học sinh tự làm.
3. Tìm các từ láy:
a) Có tiếng chứa âm s M: suôn sẻ
Có tiếng chứa âm x M: xôn xao
b) Có tiếng chứa thanh hỏi M: nhanh nhảu
Có tiếng chứa thanh ngã M: mãi mãi
Trả lời:
a) Có tiếng chứa âm s: suôn sẻ, sẵn sàng, sáng suốt, sần sùi, sào sạo, sền sệt, song song,...
Có tiếng chứa âm x: xôn xao, xào xạc, xao xuyến, xa xôi, xanh xao, xúng xính, xông xáo, xót xa,...
b) Có tiếng chứa thanh hỏi: nhanh nhảu, khẩn khoản, thấp thỏm, đủng đỉnh, lởm chởm, lủng củng, vớ vẩn,...
Có tiếng chứa thanh ngã: mãi mãi, màu mỡ, mũm mĩm, sẵn sàng, vững vàng, bỡ ngỡ,...
======================
Luyện từ và câu
Danh từ chung và danh từ riêng
I - Nhận xét
1. Tìm các từ có nghĩa như sau:
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.
c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d) Vị vua có công đánh đuối giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.
Trả lời:
Nghĩa |
Từ |
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bề đi lai được |
Sông |
b) Dòng sông lớn nhát chảy qua nhiều tình phía Nam nước ta. |
Cửu Long |
c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến. |
Vua |
d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta. |
Lê Lợi |
2. Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào?
a) So sánh a với b.
b) So sánh c với d.
Trả lời:
a)
- Sông: tên chung, đùng đế chỉ những dòng sông chảy tương đối lớn.
- Cửu Long: tên riêng của một dòng sông cụ thể.
b)
- Vua: tên chung dùng để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
- Lê Lợi: tên riêng của một vị vua cụ thể.
3. Cách viết các từ trên có gì khác nhau?
a) So sánh a với b.
b) So sánh c với d.
Trả lời:
a)
- Sông: không viết hoa
- Cửu Long: viết hoa
b)
- Vua: không viết hoa
- Lê Lợi: viết hoa
II - Luyện tập
1. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau:
Chúng tôi/ đứng/ trên/ núi/ Chung/. Nhìn/ sang/ trái/ là/ dòng/ sông/ Lam/ uốn khúc/ theo/ dãy/ núi/ Thiên Nhẫn/. Mặt/ sông/ hắt/ ánh/ nắng/ chiếu/ thành/ một/ đường/ quanh co/ trắng xóa/. Nhìn/ sang/ phải/ là/ dãy núi/ Trác/ nối liền/ với/ dãy/ núi/ Đại Huệ/ xa xa/. Trước/ mặt/ chúng tôi/, giữa/ hai/ dãy/ núi/ là/ nhà/ Bác Hồ/.
Theo HOÀI THANH và THANH TỊNH
Trả lời:
. - Danh từ chung:
+ Núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, núi, trái, phải, giữa, trước.
- Danh từ riêng:
+ Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Đại Huệ, Trác, Bác Hồ.
2. Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?
Trả lời:
Tên 3 bạn nữ
+ Cao Thị Hồng Hạnh
+ Nguyễn Cao Hồng Phúc
+ Bùi Như Mai
Tên 3 bạn nam
+ Trần Trung Hiếu
+ Phan Minh Đức
+ Huỳnh Đức Thuận
Họ và tên người là danh từ riêng, vì chỉ một người cụ thể. Do đó phải viết hoa cả họ, tên, tên đệm.
======================
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài
Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.
Bài làm 1
Một buổi sáng chủ nhật, gia đình tôi đang quây quần trong phòng khách. Bỗng trước cửa xuất hiện một bà cụ khoảng 70 tuổi, tóc đã bạc trắng. Bà cụ dáng người thấp nhỏ trong chiếc áo nâu cũ kĩ đã bạc màu. Thoạt nhìn, tôi tưởng bà cụ là một bà lão ăn xin tội nghiệp. Tôi cùng mẹ bước ra cửa và nhìn thấy trước ngực cụ là một chiếc túi vải đựng mấy gói tăm và hộp kẹo cao su. Mẹ tôi liền rút trong túi tờ 2000 đồng đưa cho cụ. Bà cụ từ tốn nói :
- Không, thưa bà, tôi không xin ! Tôi đi bán tăm. Xin gửi bà gói tăm !
- Dạ, thế ạ. Nhưng thôi...
Mẹ tôi chưa dứt lời thì bà lào đã đáp lại rành mạch :
- Cảm ơn bà, xin bà cứ cầm lấy gói tăm đi !
Rồi bà lão lấy thêm ba gói tăm nữa đưa mẹ tôi và nói :
-Một gói tăm chỉ 500 đồng. Tôi không lấy hơn, thưa bà !
Cụ già đi rồi mà hai mẹ con tôi còn im lặng từ lâu vì xúc động. Bà cụ già bé nhỏ, nghèo khó đã dạy cho chúng tôi một bài học sâu sắc về lòng tự trọng.
Bài làm 2
Năm học lớp ba, vào giờ thủ công, cô giáo thông báo :
- Cô đã hướng dẫn các em cách làm chiếc đèn ông sao năm cánh. Về nhà, mỗi em tự làm lấy một chiếc để nộp chấm điểm.
Em lo quá, vì việc khéo tay này phải có sự chỉ bảo của cha mẹ thì mới mong được chiếc đèn ông sao xinh xắn. Mà em ... thì không còn cha mẹ. Theo lời bà kể, cha mẹ em đã mất vì tai nạn giao thông trong một lần đi công tác. Bà em thì đã già. Em mấy lần định nói với anh trai nhờ anh giúp. Nhưng nhìn bàn tay đầy vết chai cứng thì làm sao khéo léo được nên lại thôi. Em quyết định tự làm bằng chính công sức của mình.
Em sang nhà bác Tư xin được mấy que tre. Em tự tay chuốt cho láng. Rồi em làm thành cái khung. Làm xong em dùng giấy học sinh đã sử dụng rồi dán lên khung. Thế là xong một chiếc lồng đèn ông sao.
Hôm sau đến lớp, em mang chiếc lồng đèn nộp cho cô giáo chấm điểm. Chiếc lồng đèn của em được đặt bên cạnh những chiếc lồng đèn đủ màu sắc sặc sỡ, lại được trang trí bằng viền hoa bằng kim tuyến. Chiếc nào cũng đẹp, xinh xắn và lộng lẫy bởi những bàn tay của những người thợ chuyên nghiệp. Cô giáo nhìn kĩ từng chiếc rồi xách chiếc đèn ông sao của em lên, các bạn cười lớn. Cô giáo nghiêm khắc nói:
- Các em không nên cười bạn, đây mới đúng là chiếc đèn ông sao tự tay mình làm. Còn lại đều là những chiếc lồng đèn của ba mẹ các em hay của các cửa hiệu bày bán. Chiếc đèn của Hùng xứng đáng được điểm mười. Cả lớp ngạc nhiên. Cô giáo nói tiếp :
- Hùng là một học sinh có lòng tự trọng! Hùng đã tự làm chiếc đèn ông sao bằng chính sức lao động của mình mà không dựa dẫm, nhờ vả ai. Hùng thật đáng khen.
Em cảm thấy tự hào và mang ơn cô giáo vô cùng.
======================
Tập đọc
Chị em tôi
1. Cô chị nói dối ba để đi đâu?
Trả lời:
Cô chị nói dối ba để đi học nhóm.
2. Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
Trả lời:
Mỗi lần nói dối, cô lại thấy ân hận vỉ thương ba, phụ lòng tin của ba.
3. Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
Trả lời:
Cô em đã bắt chước chị nói dối ba là đi tập văn nghệ. Kì thực là cô đi đến rạp chiếu bóng cùng bạn, cố tình đi qua trước mặt chị nhưng vờ như không thấy chị. Chị thấy em nói là đi tập văn nghệ lại đi vào rạp chiểu bóng thì tức giận bỏ về.
4. Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?
Trả lời:
Vì cô em đã nói dối giống hệt như cô chị, khiến cô chị xấu hổ. Cách làm ý nhị của cô em cùng với sự buồn rầu của ba đã thức tỉnh cô chị, giúp cô tỉnh ngộ.
======================
Tập làm văn
Trả bài văn viết thư
1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của cả lớp.
2. Chửa bài:
a) Đọc lại bài làm, lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo) trong bài, đọc những chỗ mắc lỗi.
b) Tham gia chữa những lỗi cô giáo (thầy giáo) đề nghị chữa chung: lỗi về ý, lỗi về bố cục bài, lỗi về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.
c) Tự chữa bài làm của em.
d) Đổi bài cho bạn để kiểm tra lỗi giúp nhau và học hỏi lẫn nhau.
3. Học tập những đoạn văn, bài văn tốt.
- Nghe đọc một vài đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn ở trong và ngoài lớp.
- Thảo luận để tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn hoặc bài văn được cô giáo (thầy giáo) giới thiệu.
======================
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng
1. Chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào ô trống trong đoạn văn sau:
Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: một học sinh có lòng □”. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không □. Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, □ nhất cũng dần dần thấy □ hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào □. Lớp 4A chúng em rất □ về bạn Minh.
(Từ để chọn: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái.)
Trả lời:
Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: “Minh là một học sinh có lòng tự trọng”. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không tự kiêu. Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, tự ti nhất cũng dần dần thấy tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất tự hào về bạn Minh.
2. Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau:
Nghĩa |
Từ |
Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó. |
trung thành |
Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi. |
trung hậu |
Một lòng một dạ vì việc nghĩa. |
trung kiên |
Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một. |
trung thực |
Ngay thẳng, thật thà. |
trung nghĩa |
Trả lời:
Nghĩa |
|
Từ |
Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó. |
→ |
trung thành |
Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi. |
trung kiên |
Một lòng một dạ vì việc nghĩa. |
trung nghĩa |
Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một. |
trung hậu |
Ngay thẳng, thật thà. |
trung thực |
3. Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm):
a) Trung có nghĩa là “ở giữa”. M: trung thu
b) Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”. M: trung thành
Trả lời:
a) Trung có nghĩa là “ở giữa”: trung thu, trung bình, trung tâm.
b) Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”: trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.
4. Đặt câu với một từ đã cho ở bài tập 3.
Trả lời:
a) - Trung thu, trăng sáng vằng vặc, soi rõ sân nhà em.
- Bạn Minh là một học sinh có học lực trung bình của lớp.
- Hà An học giỏi lại vui tính nên luôn là trung tâm của lớp.
b) - Trong thời phong kiến, các vị quan rất trung thành với vua chúa.
- Phụ nữ miền Nam rất trung hậu, xứng đáng với lời khen của Bác Hồ.
- Trung thực là một trong những đức tính tốt.
======================
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
1. Dựa vào tranh trang 64, SGK và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
Trả lời:
Bức tranh 1: Thuở xưa có một chàng trai nghèo cha mẹ mất sớm. Chàng làm nghề đốn củi để kiếm sống. Một hôm đang đốn củi không may lưỡi rìu văng xuống sông.
Bức tranh 2: Chàng buồn bã thất vọng, nước mặt chàng tuôn ra. Bỗng nhiên có một cụ già xuất hiện hứa sẽ vớt lưỡi rìu lên cho chàng.
Bức tranh 3: Lần thứ nhất cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng vàng
Bức tranh 4: Lần thứ hai cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng bạc
Bức tranh 5: Lần thứ ba cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng sắt
Bức tranh 6. Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng cho chàng ba lưỡi rìu
2. Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện. Chú ý
a) Hình dung đầy đủ diễn biến trong mỗi đoạn:
- Các nhân vật làm gì?
- Các nhân vật nói gì?
b) Miêu tả:
- Ngoại hình của các nhân vật.
- Lưỡi rìu vàng, rìu bạc, rìu sắt.
Trả lời:
Đoạn 1: Ngày xưa, có một chàng tiều phu nghèo, gia sản chẳng có gì ngoài lưỡi rìu sắt. Một hôm, chàng vào rừng đốn củi. Vừa đốn được mấy bó thì lưỡi rìu gãy cán, văng xuống sông. Chàng tiều phu buồn rầu ngồi than thở:
- Ta chẳng có gì ngoài lưỡi rìu này, mất nó rồi ta lấy gì kiếm sống?
Đoạn 2: Bỗng nhiên một cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt rất hiền từ hiện ra an ủi chàng trai. Cụ già bảo:
- Con đừng buồn nữa, ta sẽ giúp con vớt lưỡi rìu lên.
Chàng tiều phu mừng lắm. Chàng chắp tay cảm ơn cụ già.
Đoạn 3: Cụ già bèn lặn xuống đáy sông. Một lúc sau cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng, đưa cho chàng tiều phu và nói:
- Lưỡi rìu của con đây.
Chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu vàng rồi thật thà đáp:
- Dạ thưa, đây không phải là rìu của con.
Đoạn 4: Lần thứ hai, cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc sáng lấp lánh. Nhưng chàng trai vần lắc đầu, xua tay và nói:
- Cụ ơi, lưỡi rìu này cũng không phải là rìu của con.
Đoạn 5: Cụ già lại lặn xuống sông và vớt lên lưỡi rìu bằng sắt. Cụ hỏi:
- Lưỡi rìu này có phải của con không? Chàng trai nhìn thấy lưỡi rìu, mắt sáng lên, mừng rỡ vô cùng và nói:
- Dạ đây mới đúng là lưỡi rìu của con.
Đoạn 6: Cụ già nhìn chàng tiều phu bằng ánh mắt trìu mến và nói:
- Khá khen cho con là người trung thực, thật thà. Ta tặng cho con cả ba lưỡi rìu. Chàng trai cảm ơn cụ già.