1. Tìm hiểu đềa. Đề là gì?Đề là đoạn văn nêu tổng quát những yêu cầu, nhiệm vụ mà người làm bài phải thực hiện bằng một bài văn. Vì vậy, muốn làm tốt bài văn thì người làm phải tìm hiểu đề cho thấu đáo để tránh lạc đề, hoàn thành không tốt nhiệm vụ, yêu cầu của đề. Mặt khác tìm hiểu đề càng thấu đáo thì sẽ có nhiều hứng thú, nhiều gợi mở để làm bài hay. Muốn làm bài hay, phải coi trọng khâu tìm hiểu đề.
b. Ba khía cạnh của việc tìm hiểu đề- Đề bình luận hiện nay có cấu trúc hai phần như sau:
+ Giới thiệu một câu nói (tục ngữ, ca dao...) chứa đựng vấn đề cần được bình luận.
+ Nêu yêu cầu về kiểu bài bình luận.
Ví dụ:
Nhân dân ta có câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Em hãy bình luận bài ca dao đó.
- Tìm hiểu đề trước hết cần xác định yêu cầu vấn đề kiểu bài. Đề trên đây nêu là
“em hãy bình luận..” thì kiểu bài sẽ làm là bình luận.
Nếu đề ghi là
“Em hãy phân tích...”, thì sẽ là một kiểu bài khác, không nên vội vàng, có thể nhầm lẫn.
- Sau khi tìm hiểu được kiểu bài thì bước tiếp theo là phân tích đề, phân tích nội dung câu dẫn ngữ (câu nói, bài ca dao) đề tìm hiểu vấn đề gì được đặt ra ở trong đó cần phải bình luận. Trong câu ca dao trên vấn đề then chốt là: đạo làm con phải kính thờ cha mẹ.
- Tìm hiểu ý sâu của đề. Đề bình luận không giản đơn chỉ yêu cầu phát biểu ý kiến về một đạo lý trừu tượng nào đó, mà còn yêu cầu người làm bài liên hệ với hiện tượng đời sống, bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình đối với vấn đề. Đối với đề trên, yêu cầu ẩn kín của đề là muốn học sinh khẳng định đạo làm con, phê phán các biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với cha mẹ. Hiểu điều này người làm sẽ có được chỗ đứng tình cảm mà trình bày, giải quyết vấn đề.
c. Phương pháp tìm hiểu đề- Phân tích ý của đề, gạch dưới hoặc ghi ra giấy những chữ có ý quan trọng. Đối với đề trên, chú ý:
Công cha...Nghĩa mẹ...Đạo làm con: thờ mẹ kính cha. Ngoài phân tích ý, còn phân tích mức độ yêu cầu: Hãy chú ý hai chữ
“một lòng”, và chữ
“cho tròn” yêu cầu của đạo làm con được đề ra rất cao. Tuy khi phân tích đề phải chú ý quan hệ ngữ pháp của các từ trong dẫn ngữ: quan hệ so sánh, lựa chọn, (ví dụ
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”), quan hệ nhân quả (ví dụ:
“có công mài sắt có ngày nên kim”), quan hệ đền đáp
(“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”). Các quan hệ này nhiều khi không có dấu hiệu chỉ ra, nhưng người làm bài phải chú ý nắm bắt.
- Chú ý thời điểm, xuất xứ của câu ca dao (hay câu văn trích nào đó). Đây là câu ca dao cổ, với khái niệm đạo đức cổ: chữ hiếu. Chữ hiếu là đạo làm con thời phong kiến. Đạo làm con thời phong kiến khác thời nay như thế nào? Thời nay ta có nhất nhất làm theo những quy định của người xưa hay không? Cái gì cần phát huy, giữ gìn, cái gì cần đổi mới? Đây là yêu cầu cao và khó, nhưng nếu học sinh chú ý đến thì bài làm càng thêm sâu sắc.
2. Lập dàn ý (dàn bài)Nói chung người làm dựa vào
dàn bài chung của bài văn bình luận mà sắp xếp các ý chính vào các phần, hoặc là dựa vào các phần của dàn bài chung mà tìm ý tương ứng trong để bài.
Ví dụ, theo đề nêu trên, có thể lập đàn ý như sau:
Mở bài- Giới thiệu: Ca dao Việt Nam nói về đạo làm con có câu:
(chép):
Công cha như núi Thái Sơn...- Bài ca dao ngắn gọn đã nêu lên truyền thông đạo đức đẹp đẽ của người Việt Nam.
Thân bàia. Giải thích câu ca dao- Hai câu đầu nói lên công lao to lớn của cha mẹ (nghĩa đen, nghĩa bóng).
“Công cha”, “ nghĩa mẹ” là thế nào mà to lớn như thế.
- Hai câu sau nói lên bổn phân của đạo làm con thế nào là thờ mẹ, kính cha, chữ
“hiếu” trong đạo làm con bao gồm những yêu cầu nào.
b. Đánh giá nội dung được bình luậnVề đúng sai:- Câu ca dao đã nói rất đúng công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái (đúng như thế nào, người viết phải chứng minh).
- Yêu cầu một lòng thờ mẹ, kính cha cũng đúng (chứng minh).
-Cần phân biệt
“đạo làm con” và chữ
“hiếu” mang nội dung phong kiến.
Về lợi hại:Câu ca dao đã truyền cho đời sau một lời khuyên bảo quan trọng về đạo làm con, nhưng cũng hàm chứa một ít tư tưởng phong kiến.
Về ý nghĩa:Ngày nay tuy không phổ biến nhưng vẫn còn hiện tượng hắt hủi cha mẹ, lơi là chăm sóc cha mẹ già yếu chạy theo lối sống thực dụng có tác dụng xói mòn đạo đức truyền thống, cho nên câu ca dao có nhiều tác dụng tích cực. Nó là lời động viên những ai làm tốt đạo đức làm con, và là cơ sở để lên án những ai bội bạc.
c. Bày tỏ ỷ kiến, thái độTrong kho tàng ca dao truyền thống có nhiều bài sâu sắc về đạo làm người nói chung và đạo làm con nói riêng. Cần khai thác, phát huy di sản để làm cho cuộc sống hiện đại thêm tốt đẹp.
Kết bài- Bài ca dao không chỉ đúc kết đạo làm con mà còn thể hiện tình cảm làm con đối với cha mẹ của người Việt Nam.
- Cần học tập tinh thần, tình cảm của bài ca dao, nhưng không dễ dãi làm sống lại những chữ hiếu mang nội dung phong kiến.
3. Phương pháp mở bàia. Mở bài theo lối giới thiệu trực tiếp vấn đề bình luậnVí dụ: “Nói về đạo làm con đối vối cha mẹ nhân dân ta có câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn...(dẫn hết bốn câu)Đó là lời dạy truyền đời về một trong những đạo lí làm người của dân tộc”.
Đây là lối mở bài mộc mạc, nói thẳng vào vấn đề.
b. Mở bài theo lối từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thểVí dụ: “Nhân dân ta trong mấy nghìn năm dựng nước đã xây dựng cho mình một nền tảng đạo lí cao đẹp. Nền tảng đạo lí ấy không ngừng được bồi đắp và phát huy làm cho cuộc sống được tốt đẹp và bền vững. Một trong những yếu tố của nền tảng đạo lí ấy là lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Ca dao dân gian có câu:
(Dẫn toàn bộ câu ca dao).Đây là lối mở bài tạo cho bài làm một dáng vẻ bề thế, người viết có thể suy nghĩ tới tầm quan trọng của vấn đề đối với xã hội, với đất nước và truyền thông.
c. Mở bài theo lối tâm tìnhVí dụ: “Người ta ở đời ai mà chẳng do bố mẹ sinh ra, và nói chung, hầu hết mọi người đều được bú mớm, dạy dỗ, gây dựng để trưởng thành trong vòng tay thân yêu của bố mẹ. Công lao ấy như không khí ta thở, như mặt trời chiếu sáng trên đầu, nhưng không phải ai cũng hiểu thấu và biết đến đáp xứng đáng. Vì vậy, ca dao xưa có câu nhắc nhở:
(dẫn toàn bộ câu ca dao)Lối mở bài này cho phép người viết có thể kết hợp nghị luận với tâm tình, bộc lộ tình cảm, xúc động.
Có thể có những lối mở bài khác nữa, tuỳ theo đề bài, nhưng đây là ba lối thường dùng. Chọn cách mở bài nào tuỳ theo cái
“tạng” của từng em. Em nào thích giản dị, bộc trực chọn cách một; em nào thích suy nghĩ, lí lẽ nhiều, chọn cách hai; em nào giàu tình cảm chọn cách ba.
4. Phương pháp giải thích và bình luận.a. Giải thích chiếm vị trí không nhỏ trong bài bình luận. Yêu cầu của giải thích là làm sáng tỏ vấn đề cần phải bình luận. Theo đề bài trên ta thấy có hai vấn đề cần được bình luận:
- Công ơn to lớn của cha mẹ;
- Đạo thờ mẹ kính cha của con cái.
Yêu cầu đặt ra cho bài làm là làm sao để từ bài ca dao mà rút ra hai vấn đề đó. Người làm bài phải giải thích
“công cha” là công lao của người cha trong việc nuôi dạy, gây dựng cho con cái. Vì sao mà ví công lao ấy với núi Thái Sơn. Núi Thái Sơn là núi gì mà ví được với công cha?
“Nghĩa mẹ” là gì? Đó là ơn nghĩa, tình nghĩa của mẹ đối với con cái. Vì sao nghĩa mẹ lại ví với
“nước trong nguồn chảy ra”? Trả lời hết mấy câu hỏi đó là ta đã giải thích nội dung của hai câu đầu nhằm khẳng định công lao, ơn nghĩa to lớn của cha mẹ đối với con cái.
Giải thích ở đây bao gồm giải thích từ ngữ, hình ảnh, quan hệ các từ, các vế tạo thành ý tứ, luận điểm của dẫn ngữ (lời nói, bài ca dao, câu lục ngữ)...
Đối với hai câu sau ta cũng giải thích như thế.
Phải giải thích
“thờ mẹ kính cha” là thế nào,
“một lòng”, “cho tròn” là thế nào,
“chữ hiếu” là thế nào,
“đạo làm con” là thế nào. Hai câu này vừa cho thấy nội dung chữ “hiếu”, vừa cho thấy yêu cầu cao của nó.
Thông thường người ta hiểu
“thờ mẹ kính cha” là:
- Vâng lời, kính trọng cha mẹ.
- Trở thành người tốt để cha mẹ vui lòng.
- Phụng dưỡng cha mẹ khi ốm đau, già yếu.
- Thờ cúng cha mẹ khi đã qua đời.
Hiểu được như vậy là rất tốt. Nếu nói được thêm rằng các nội dung đó gắn bó nhau thì tốt hơn. Chẳng hạn, nuôi nấng cha mẹ già mà thiếu kính trọng, hắt hủi thì cũng không phải là hiếu.
b. Bình luận là đánh giá một ý kiến, một tư tưởng về mặt đúng sai, lợi hại, ý nghĩa lớn nhỏ.- Người ta có thể bình luận sau khi đã giải thích toàn bộ vấn đề, nhưng cũng có thể giải thích đến đâu bình luận đến đây. Bình luận và giải thích có thể xen kẽ nhau.
Ví dụ đối với đề bài trên, giải thích xong vấn đề thứ nhất (hai câu đầu), liền chuyển sang bình luận một phần (ví dụ: đúng, sai); tiếp theo giải thích vấn đề thứ hai xong (hai câu sau) liền chuyển sang bình luận (đúng, sai). Nhưng cũng có thể xen kẽ viết câu văn đoạn văn, giải thích trước, tiếp theo là câu văn, đoạn văn bình luận.
Cuối cùng tổng hợp bình luận chung về lợi hại, ý nghĩa.
- Ý kiến bình luận nào cũng đòi hỏi chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng. Dẫn chứng trong bình luận là những sự thật trong cuộc sống có giá trị thuyết minh cho vấn đề. Ví dụ, để khẳng định câu ca dao nói
“Công cha như núi Thái Sơn” là đúng đắn, thì chỉ cần kể ra những việc làm, trách nhiệm của người cha đối với con cái là đủ. Đó là những dẫn chứng chính diện. Người ta có thể sử dụng các dẫn chứng trái ngược để chứng minh cho ý câu ca dao trên. Chẳng hạn những trẻ mồ côi cha thì sẽ khổ sở, khó khăn như thế nào trên đường đời, là do thiếu
“công cha”.
Lí lẽ là những lẽ phải mà mọi người phải thừa nhận được dùng để thuyết minh cho ý kiến bình luận. Ví dụ câu tục ngữ
“con có cha như nhà có nóc” có thể dùng làm một lí lẽ để khẳng định vai trò to lớn của người cha đối với con cái.
- Y kiến bình luận phải kèm theo sự phân tích, không nên một chiều. Chẳng hạn, khẳng định nội dung chữ
“hiếu” là
“thờ mẹ kính cha” như đã nêu là đúng. Song cần tránh hiểu chữ
“hiếu” theo nội dung phong kiến xưa cũ. Chẳng hạn theo nội dung đó thì khi cha me còn sống, con trai không được đi xa nhà; con cái phải nhất nhất phục tùng ý muốn của cha mẹ, làm trái ý là bất hiếu; hoặc như người con phải có con trai mới có hiếu, chỉ có con gái là bất hiếu... Các nội dung hiếu như thế không phù hợp với đời sống tiến bộ hiện đại.
5. Kết bàiPhần kết bài thường tóm tắt những đánh giá quan trọng và bày tỏ thái độ tán thành (hay phê phán) vấn đề (hay hiện tượng) được đem ra bình luận ...
Kết bài cũng có nhiều cách như mở bài. Có cách kết chỉ giản đơn gói bài lại, nhưng có cách kết lại mở ra trong tương lai, hoặc hướng về thực tế.
Ví dụ, theo đề bài trên, có thể kết bằng việc khẳng định, ngợi ca truyền thống, hoặc hướng về thực tế, chống lại sự băng hoại đạo đức gia đình, hoặc khẳng định
“thờ mẹ kính cha” phải là một nội dung không thể thiếu trong xã hội văn minh ngày nay.